Bệnh phong ngứa được biết với tên gọi mề đay mẩn ngứa hoặc dị ứng. Đây thực chất là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phát hiện ra sự xâm nhập của các yếu tố lạ thông qua những biểu hiện trên bề mặt da. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng những gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Vậy, làm sao để nhận biết chính xác bệnh? Điều trị bệnh phong ngứa như thế nào? Những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Bệnh phong ngứa và những dấu hiệu nhận biết thường gặp
Bệnh phong ngứa được xếp vào diện những bệnh da liễu thường gặp, có thể bắt gặp ở bất cứ ai và vào bất kể thời điểm nào trong năm.
Bệnh diễn biến qua hai giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Hiện nay có khoảng 90% bệnh nhân mắc bệnh phóng ngứa ở mức độ nhẹ (cấp tính), kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần sẽ hết. Tuy nhiên, ở giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ tái phát trở lại, những cảm giác khó chịu sẽ diễn ra trên 6 tháng, thậm chí nhiều năm sau đó.
Bệnh phong ngứa thường được nhận biết thông qua những triệu chứng sau:
- Trên bề mặt da sẽ xuất hiện ngay lập tức các nốt mẫn màu hồng hoặc hồng nhạt, trắng. Cảm giác ngứa rất rõ rệt.
- Các nốt mẩn có xu hướng lan rộng tạo thành các mảng lớn nhỏ khác nhau ở bất cứ vị trí nào trên da.
- Càng gãi – càng ngứa – càng khó chịu. Gãi nhiều dễ gây tổn thương da khiến người bệnh thường thấy đau rát, vệ sinh kém dễ dần đến nhiễm trùng, tiết dịch.
- Những cơn ngứa rất dữ dội, thường vào tầm chiều, tối hoặc sáng. Thời gian và mức độ ngứa sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
- Ngứa xuất hiện theo cơn, mỗi cơn không quá vài tiếng.
- Tình trạng khó chịu hơn khi các vết mẩn ngứa xuất hiện ở cơ quan sinh dục, môi, mí mắt,…
Hiện nay, bệnh phong ngứa có thể điều trị được, phát hiện và can thiệp điều trị đúng cách, kịp thời sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cảm giác khó chịu này.
Điều trị bệnh phong ngứa như thế nào an toàn, hiệu quả
Bệnh phong ngứa xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: di truyền, dị ứng (phấn hoa, thức ăn, nấm mốc,…), nhiễm ký sinh trùng trong máu, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do chức năng gan bị suy giảm gây ảnh hưởng đến quá trình đài thải độc tố ra khỏi cơ thể,…
Nếu xuất hiện triệu chứng của bệnh phong ngứa, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Giảm ngứa tạm thời:
- Nếu bị dị ứng do lạnh, bạn nên chườm ấm để giảm ngứa. Còn trong hầu hết các trường hợp, áp lạnh sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa nhanh chóng.
- Bạn cũng có thể giấm táo pha loãng với nước sạch (nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) theo tỷ lệ 1:1 cũng giúp giảm ngứa tức thời.
Điều trị bệnh phong ngứa tận gốc:
Khi các dấu hiệu của bệnh phong ngứa có xu hướng lan rộng, ngứa rát khó chịu, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám phát hiện ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Bệnh phong ngứa được điều trị hiệu quả bằng thuốc tây y với hai nhóm thuốc chính là chống dị ứng và giảm mức độ mẫn cảm của da. Thuốc sẽ đi vào vô hiệu quá các chất hóa học trung gian, làm giảm các triệu chứng tạm thời và ngăn chặn nguy cơ bệnh lý chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Bên cạnh đó, người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc sau trong quá trình điều trị bệnh phong ngứa:
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh tiếp xúc với các hóa chất gây mẫn cảm cho da.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh bằng một số vật dụng như áo khoác, găng tay, tất chân,…Điều này giúp bạn phòng tránh được nguy cơ bị dị ứng khi thay đổi thời tiết.
- Thận trọng với những đồ ăn lạ, nhất là những thức ăn được chế biến từ hải sản, trứng, sữa. Nên ăn ít một để thử phản ứng của cơ thể.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt là chất xơ, vitamin, khoáng chất từ các loại rau của quả tươi, không những giúp nâng cao sức đề kháng, mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng gan, giúp thải động hiệu quả.
- Tạo ra cho bản thân thói quen vận động thể thao hàng ngày: đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe,…giúp tuần hoàn máy và thúc đẩy cơ thể thải độc qua mồ hôi.
Với một số chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này, cũng như biết cách điều trị bệnh phong ngứa đúng cách, hiệu quả. Khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào (tây y, đông y hoặc dân gian) hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng đáng tiếc về sau.