Trang chủ » Tin liên quan » Điều trị bệnh sán lợn ra sao

Điều trị bệnh sán lợn ra sao

Hỏi:

Chào bác sỹ! Thời gian gần đây tôi có nghe các phương tiện truyền thông đại chúng nói về vụ việc trẻ em ở Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn và được biết đây là bệnh khá nguy hiểm. Vậy bác sỹ cho tôi hỏi cách điều trị sán lợn ra sao? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? (Nguyễn Thị L – Đống Đa, Hà Nội).

trieu-chung-benh-san-lon

Trả lời:

Chào chị L! thắc mắc của chị sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, chị có thể tham khảo để có cho mình câu trả lời tốt nhất nhé.

Nguyên nhân gây bệnh sán lợn

Sán lợn là một bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn mà nguyên nhân gây bệnh có thể là do người bệnh ăn phải thực phẩm hoặc uống nước chứa trứng sán lợn.

Nhiễm bệnh sán lợn thường có 2 loại gồm nhiễm sán trưởng thành, ví dụ như ăn phải lợn gạo, hoặc gan lợn có chứa ấu trùng và khi ăn vào thì ấu trùng sẽ phát triển thành con sán trưởng thành, ký sinh trong ruột và gây bệnh.

Trường hợp thứ hai là khi ăn phải trứng sán trong rau hoặc thức ăn thì trứng sán sẽ vào trong cơ thể và phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng sẽ di chuyển trong máu, đến các bộ phận trong cơ thể và có thể gây bệnh ở não, ở cơ hoặc ở dưới da.

Rau sống và thực phẩm sống (đặc biệt là thịt lợn) là nguồn lây bệnh chính. Trứng sán lợn ăn phải này xuất phát từ trong phân của người bị nhiễm sán trưởng thành và những người sống với ai đó bị nhiễm sán lợn thì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

Triệu chứng khi mắc bệnh sán lợn

Thời gian ủ bệnh đối với sán dây (nang sán) là khoảng từ 8 – 10 tuần.

Hiện nay, ngoài kết quả xét nghiệm dương tính với ấu trùng sán dây lợn thì có thể nhận biết bệnh sán lợn khi thấy người bệnh có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu, đau bụng, đi ngoài ra nước sán…

Trường hợp mắc ấu trùng sán lợn, nếu mắc dưới da thì có thể thấy các nốt sán ở dưới da, nếu phát triển ở trong cơ hoặc não thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

dieu-tri-benh-san-lon

Nhiễm sán lợn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

  •      Trong giai đoạn khi sán đi từ máu về lại ruột thì bị mắc kẹt tại một số cơ quan như não, mắt, gan, cơ và da… gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  •       Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi và làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa.
  •       Khi sán vào não, người nhiễm sán có thể bị nhức đầu, động kinh và rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, suy giảm trí nhớ, gây viêm màng não ảnh hưởng tới tính mạng.
  •       Nếu sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.
  •       Phần lớn sán ký sinh sẽ lấy chất dinh dưỡng trong cơ thể khiến cho người nhiễm sán bị suy dinh dưỡng và bị thiếu máu…
  •       Hoặc trường hợp khẩn cấp là người nhiễm sán sẽ thấy đau bụng, khó chịu vùng bụng, cơ thể suy nhược, tiêu chảy…

Bệnh sán lợn có lây không?

Trao đổi về nguồn lây nhiễm sán lợn Bác sĩ Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết sán lợn có hai loại: ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành.

Cả ấu trùng sán lợn và sán lợn đều có thể lây nhiễm được và con đường lây nhiễm sán lợn chủ yếu là lây qua đường ăn uống.

Tuy nhiên, sán lợn sẽ bị chết ở nhiệt độ cao khoảng 80 độ C. Cho nên trong trường hợp các thực phẩm, rau, thịt lợn bị nhiễm sán nếu được nấu chín thì sán sẽ chết và không còn nguy cơ nhiễm sán.

Điều trị sán lợn ra sao?

Mặc dù bệnh sán lợn rất nguy hiểm nhưng nếu được điều trị đúng liệu trình thì sẽ khỏi hoàn toàn. Hiện nay đã có phác đồ điều trị bệnh sản lợn hiệu quả.

Trước hết, khi có những triệu chứng nghi ngờ nhiễm sán lợn thì người bệnh cần được đưa đến các đơn vị y tế, bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm.

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với sán lợn và dựa theo các triệu chứng lâm sàng, các bác sỹ sẽ tư vấn và có chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh.

Để điều trị sán lợn, các bác sỹ sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị diệt sán lợn trưởng thành trong vòng 1 ngày là hết sán. Tuy nhiên, để diệt được hết trứng, ấu trùng sán thì cần điều trị thuốc trong khoảng 2 tuần mới có thể hết hoàn toàn.

Cách phòng tránh bệnh sán lợn

  •       Bệnh sán lợn thường quan đến thói quen ăn uống. Do đó cách phòng ngừa tốt nhất là cần phải vệ sinh sạch sẽ tay chân miệng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
  •        Không ăn các loại thức ăn tái, sống, gỏi, tiết canh và các thực phẩm không rõ nguồn gốc…
  •       Tuyệt đối không sử dụng phân người (tươi) để bón, tưới cho hoa màu dễ gây phát tán trứng sán.
  •        Phải kiểm tra kỹ các nguồn thịt, nếu có các nang sán thì không được sử dụng.
  •        Đặc biệt, có biện pháp tiếp xúc an toàn với các động vật như trâu, bò, chó, mèo, lợn, cừu, dê… Bởi đây là những động vật có thể là nguồn lây bệnh.
  •       Cha mẹ cần chú ý rửa tay sạch sẽ cho bé trước và sau khi ăn, không nên cho con bò trườn dưới nền nhà khi không mặc quần áo, luôn cắt móng tay móng chân cho con, đảm bảo nguồn thực phẩm mà con ăn uống.
  •        Tăng cường vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
  •       Cần khám sức khỏe định kỳ và tẩy giun sán định kỳ ít nhất 1 năm/ lần.

Trên đây là những thông tin về bệnh sán lợn và cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả, hi vọng sẽ giúp chị L và các bậc phụ huynh cũng như mọi người biết được cách điều trị sán lợn ra sao và kịp thời điều trị hiệu quả nếu có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.