Trang chủ » Tin liên quan » Điều trị hội chứng ống cổ tay

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Hiện nay, hội chứng ống cổ tay là bệnh lý khá phổ biến nhưng lại ít được mọi người biết tới. Nhắc đến hội chứng ống cổ tay, không phải ai cũng biết đây là bệnh gì, nó ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta như thế nào. Cùng tìm hiểu về hội chứng ống cổ tay, triệu chứng và cách điều trị hội chứng ống cổ tay trong bài viết dưới đây.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Các bác sỹ cho biết, hội chứng ống cổ tay là tình trạng các dây thần kinh giữa chạy dọc cánh tay, qua ống cổ tay đến bàn tay bị chèn ép gây hiện tượng tê, đau hoặc yếu bàn tay và 4 ngón đầu tiên. Dây thần kinh giữa được biết tới chức năng điều khiển hoạt động và cảm giác của ngón cái cùng các ngón tay khác (trừ ngón út).

Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường xảy ra vào ban đêm vì hầu hết chúng ta khi ngủ đều gập cổ tay. Điều này làm tăng áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa. Trong trường hợp không có biện pháp can thiệp kịp thời, các triệu chứng có thể xuất hiện cả vào ban ngày, thường khi chúng tay cử động cổ tay, chẳng hạn khi đánh máy tính, lái xe máy, xe ô tô hoặc có bất cứ cử động lặp đi lặp lại nào khác.

Cách phát hiện hội chứng ống cổ tay

Tại cơ sở y tế, sau khi lắng nghe triệu chứng người bệnh kể lại, bác sỹ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và loại trừ các nguyên nhân khác. Bao gồm:

+ Khám trực tiếp lâm sàng để kiểm tra cảm giác tại các ngón tay và lực cơ tay của người bệnh. Bác sỹ gập cổ tay, gõ nhẹ lên dây thần kinh hoặc đơn giản là ấn lên dây thần kinh khởi phát triệu chứng của người bệnh.

+ Chụp X-quang để kiểm có tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa chạy dọc cánh tay hay không.

+ Tiến hành đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ. Việc đo dẫn truyền thần kinh có thể giúp đo vận tốc xung dọc dây thần kinh và kiểm tra phản ứng của cơ với các tín hiệu dẫn truyền. Trong trường hợp dây thần kinh bị bó, bị chèn ép, bị tổn thương hoặc bị bệnh thì những tín hiệu này phát ra sẽ chậm hơn và phản ứng cơ yếu hơn. Với đo điện cơ đồ, các hoạt động điện của cơ được đo khi nghỉ và sau khi co cơ sẽ được ghi lại qua một điện cực kim nhỏ được cắm xuyên qua da vào cơ. Việc thực hiện điện cơ đồ để khẳng định chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và loại trừ các nguyên nhân khác.

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Mới đầu, hội chứng ống cổ tay tiến triển chậm nhưng về sau đó nếu không can thiệp điều trị thì tình trạng sẽ ngày càng trở nên xấu hơn. Điều quan trọng, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu những nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng cho các dây thần kinh, đảm bảo kết quả điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo quá trình hồi phục được nhanh chóng. Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Trong trường hợp triệu chứng ống cổ tay ở thể nhẹ có thể áp dụng các phương pháp như:

+ Dùng nẹp cổ tay để cố định cổ tay khi ngủ giúp cải thiện triệu chứng vào ban đêm.

+ Dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid để làm giảm đau hoặc tiêm thuốc chứa corticosteroid vào ống cổ tay giúp giảm viêm, sưng chèn ép lên dây thần kinh giữa.

Trong trường hợp triệu chứng ống cổ tay ở thể nặng và việc áp dụng các biện pháp kể trên không còn hiệu quả, bác sỹ sẽ tiến hành can thiệp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Có 2 kỹ thuật phẫu thuật có thể áp dụng là mổ nội soi và mổ mở. Với phương pháp phẫu thuật, các bác sỹ sẽ tiến hành cắt dây chằng ngang ống cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa cho người bệnh. Dây chằng sẽ liền lại sau đó và không chèn lên dây thần kinh giữa.

+ Mổ mở: Mổ mở là phẫu thuật qua vết rạch lớn hơn từ lòng bàn tay qua ống cổ tay, bác sỹ thực hiện phẫu thuật tiếp cận với dây chằng để giải phóng dây thần kinh. Phẫu thuật viên cũng có thể loại bỏ mô xương khớp trong trường hợp người bệnh bị viêm gân – viêm dây chằng thường liên quan đến hội chứng ống cổ tay.

+ Mổ nội soi: Mổ nội soi là phương pháp bác sỹ phẫu thuật sẽ tiến hành rạch 2 đường nhỏ ở cổ tay và bàn tay, tiếp đến đưa dụng cụ soi gắn với một chiếc camera nhỏ (ống nội soi) để có thể quan sát ở bên trong ống cổ tay và cắt dây chằng dưới hình ảnh camera. Do đường rạch nhỏ nên với phương pháp này người bệnh thường sẽ ít đau và nhanh hồi phục hơn.

Sau phẫu thuật, thường người bệnh chỉ cần phải lưu viện trong ngày. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các bác sỹ phẫu thuật quyết định phương pháp mổ cũng như gây mê/gây tê phù hợp nhất cho người bệnh.

 

 

 

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.