Rong kinh là một trong những rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị phụ nữ, tuy nhiên, nếu tình trạng rong kinh kéo dài kèm theo máu đen thì chị em phải chủ động thăm khám sớm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vậy rong kinh ra máu đen là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những hữu ích nhất về vấn đề này mà bạn sẽ không muốn bỏ lỡ.
Rong kinh ra máu đen là bệnh gì?
Bác sỹ Nguyễn Thị Thoàn – chuyên khoa Phụ sản I – với 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa – phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết:
Thông thường, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, lớp lót bên trong tử cung (hay nội mạc tử cung) sẽ bị bong ra và gây ra hiện tượng chảy máu. Lượng máu khi chảy sẽ đi ra ngay khỏi cơ thể, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp máu kinh nguyệt không ra ngay mà ứ đọng lại cơ thể khoảng 1-2 ngày rồi mới được tống đi. Lúc này máu thường có màu sẫm (có thể là màu nâu hoặc màu đen). Trong trường hợp này thì chị em không cần phải quá lo lắng vì thường thì 1 – 2 chu kỳ sau hiện tượng sẽ hết.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp rong kinh ra máu đen kèm theo một số biểu hiện bất thường tại vùng kín thì chị em cần lưu ý. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa như:
- U nang buồng trứng, buồng trứng đa nang: Đây là một trong những bệnh buồng trứng gây ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình rụng trứng ở phụ nữ, có thể khiến cho ngày kinh kéo dài và ảnh hưởng đến màu sắc kinh nguyệt dẫn đến hiện tượng rong kinh ra lẫn đen.
- U xơ tử cung: Là hiện tượng ở trên bề mặt hoặc ở bên trong tử cung xuất hiện các khối u do các mô cơ tăng trưởng quá mức và bị mất kiểm soát. Khi các khối u xơ này lớn có thể gây tác động đến kinh nguyệt của nữ giới khiến cho kinh nguyệt kéo dài, ra máu lẫn màu đen.
- Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng lớp niêm mạc tử cung không ra ngoài mà lạc vào bên trong của tử cung, buồng trứng. Khi các lớp niêm mạc này bị bong và đi ra ngoài có thể gây nên tình trạng rong kinh ra máu đen.
- Viêm nhiễm tại cổ tử cung, tử cung: Khi nữ giới bị viêm nhiễm tại cổ tử cung và tử cung có thể làm ảnh hưởng đến môi trường trong tử cung và điều khiển sắc tố của kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt kéo dài, ra lẫn máu màu đen.
- Ngoài ra, rong kinh ra máu đen cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Những nguy hại của rong kinh ra máu đen
Rong kinh ra máu đen không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc mà nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, cụ thể như:
- Rong kinh ra máu đen là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
- Rong kinh ra máu đen cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,… nếu kéo dài không được chữa trị kịp thời có thể làm mất khả năng sinh sản, thậm chí gây tử vong.
Cần làm gì khi rong kinh ra lẫn máu đen?
Khi gặp phải tình trạng rong kinh ra máu đen, chị em cần phải tới ngay các địa chỉ uy tín để được các bác sỹ thăm khám, xác định chính xác tình trạng rong kinh ra máu đen do đâu, từ đó các bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.
Thông thường, các bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể bằng các thiết bị uy tín như: máy nội soi âm đạo, soi buồng tử cung, soi ổ bụng, siêu âm và kiểm tra nội tiết để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh cho chị em. Sau khi tìm ra nguyên nhân các bác sỹ sẽ tiến hành các phương pháp giúp kinh nguyệt của bạn quay lại quỹ đạo bình thường. Cụ thể như:
- Nếu trường hợp rong kinh ra máu đen do rối loạn nội tiết tố thì các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc cân bằng nội tiết tố cho chị em.
- Còn trường hợp rong kinh ra máu đen do bệnh lý thì tùy vào từng bệnh cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị bằng thuốc tây y chuyên khoa hoặc can thiệp ngoại khoa phù hợp để mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh.
- Song song quá trình điều trị cần kết hợp sử dụng thêm thuốc đông ý giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ và lưu thông khí huyết, nâng cao thể trạng, phục hồi cơ chế tự nhiên của nội tiết, điều hòa kinh nguyệt,…
Lưu ý: Bên cạnh việc điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ thì cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, biết cách cân bằng tâm lý, tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích…