Chỉ đứng sau HIV/AIDS, giang mai trở thành căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là nỗi ám ảnh trong đời sống của mỗi người. Do đó, để phòng chống và đẩy lùi căn bệnh này, việc nắm rõ giang mai lây qua đường nào? có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự an toàn cho sức khỏe. Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết để sớm nắm được con đường lây nhiễm bệnh giang mai, từ đó có phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây nên.
Bệnh giang mai không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống, đời sống tình dục của người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây vô sinh – hiếm muộn, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Bệnh giang mai xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó các con đường truyền nhiễm chủ yếu bao gồm:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Có đến 95% trường hợp mắc bệnh là do trải qua việc quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả đường sinh dục, hậu môn và đường miệng.
- Lây qua đồ dùng cá nhân: Bệnh giang mai cũng có thể lây khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ dùng ăn uống…
- Qua vết thương hở: Nếu bạn có tiếp xúc với mầm bệnh thông qua vết thương hở, cử chỉ ôm hôn thân mật khi khoang miệng bị tổn thương thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Mẹ truyền sang con: Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi qua nước ối, nhau thai và khi sinh thường qua đường âm đạo, khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bệnh giang mai có con đường truyền nhiễm đa dạng, với tốc độ lây lan, phát triển rất nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về các con đường truyền nhiễm ở trên, để có biện pháp phòng tránh và phương pháp chữa trị kịp thời khi mắc bệnh để tránh được các hậu quả khôn lường có thể xảy ra.
Điều trị bệnh giang mai bằng cách nào hiệu quả nhất?
Để việc điều trị bệnh giang mai đạt kết quả tốt nhất, các bác sỹ cho biết cần phải căn cứ vào các nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe ở mỗi người để sau khi thăm khám sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể:
Thông thường, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu trong quá trình điều trị bệnh. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh cần lưu ý về liều lượng và cách dùng cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sỹ để nhanh chóng khống chế sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, ở một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ được bác sỹ điều trị kết hợp với “Liệu pháp cân bằng miễn dịch”, nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai từ bên trong cơ thể, kết hợp với gene sinh vật điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh… giúp mang lại hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, an toàn, không tác dụng phụ, nhanh chóng hồi phục, hạn chế tái phát.
Lưu ý: Việc điều trị bệnh giang mai khá phức tạp nên trong thời gian điều trị thì người bệnh cần tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Việc điều trị sai thuốc, sai cách sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài, gây tốn kém chi phí và khả năng bệnh tái phát cao…
Ngoài ra, các bác sỹ chuyên khoa cũng khuyến cáo mọi người thực hiện tốt các nguyên tắc sau để đẩy nhanh hiệu quả và thời gian chữa trị bệnh giang mai:
- Không quan hệ trong thời gian chữa bệnh hoặc ngay cả khi nghi ngờ mắc bệnh.
- Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, nhất là cơ quan sinh dục.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Ăn uống và tập luyện điều độ để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh…