Nhắc tới hiện tượng đau bụng dưới bên trái, rất nhiều người coi đây là nỗi ám ảnh bởi nó gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt, theo nhận định từ các chuyên gia, tình trạng này có thể gặp ở cả nam và nữ, thường ở những người trong độ tuổi sinh sản và đã có quan hệ tình dục nên vấn đề tìm hiểu thông tin về biểu hiện, nguyên nhân bệnh lý và cách chữa trị cần được mọi người chú ý.
Hiện tượng đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Theo như lời chia sẻ các các các sĩ chuyên gia, tình trạng đau bụng dưới bên trái xuất hiện có thể mọi người đang gặp phải một số bệnh lý như:
Bệnh về hệ tiêu hóa
Khi đau bụng dưới các bạn thường mắc phải chứng bệnh viêm túi thùa cấp. Bệnh lý này liên quan đến tình trạng viêm nhiemx các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường những cơn đau bụng dưới thường kèm theo những triệu chứng khác đi kèm như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn,…
Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác gây ra có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,…
Hệ bài tiết gặp vấn đề
Khi gặp phải hiện tượng đau bụng dưới bên trái, bạn có thể đã mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là một trong những hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Vì vậy, sỏi thận trái hay sỏi thận tiết niệu sẽ kèm theo những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó, những triệc chứng khác đi kèm như: đi tiểu buốt hay có thể đi ra máu, buồn nôn, nôn mửa,…
Hay bệnh nhiễn trùng đường niệu có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái. Những dấu hiệu thường gặp như đi tiểu nhiều lần và bị đau buốt.
Bệnh lý của hệ sinh sản
Bệnh này xảy ra đối với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái là những dấu hiệu về những bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, u nang buồn trứng hay bị bệnh xơ tử cung,…
Đối với nam giới cũng có thể gặp một số vấn đề liên quan đến sinh sản gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái như: nhiễm trùng/ viêm túi tinh, nhiễm trùng/ viêm tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn,…
Hiện tượng đau bụng dưới bên trái là bị bệnh gì? Bên cạnh những bệnh chính trên, khi bị đau bụng dưới bên trái có thể mắc phải một số bệnh khác những vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến những cơn đau đột ngột ở vùng này.
Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
Khi gặp phải hiện tượng đau bụng dưới bên trái, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên làm những việc như sau để đẩy lùi cơn đau trước mắt và đi thăm khám ngay để nhận những tư vấn chữa trị tốt nhất.
- Bình tĩnh theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể và nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị.
- Khi xuất hiện cơn đau, bạn không nên cố sức làm việc mà nên nghỉ ngơi và báo cho người nhà, người thân hoặc bạn bè biết để có điều hướng chăm sóc.
- Khi bị đau bụng thì bạn nên ăn các loại đồ ăn nhẹ.
- Nên ăn những đồ ăn nhẹ và không nên ăn những thức ăn chua – Cay – nóng, rượu bia, nước có ga hoặc những thức uống có cồn.
- Đặc biệt là bạn không nên mặc quần áo quá chật khi bị đau bụng vì nó sẽ làm cho cơn đau càng tăng thêm và gây khó chịu.
- Nếu cơn đau mãi không dứt kèm theo những biểu hiện bất thường thì cần phải nhập viện ngay để điều trị.
- Trước khi đi khám xác định được bệnh chính xác và có chỉ dẫn rõ ràng của bác sĩ thì không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các mẹo chữa dân gian.
- Tốt nhất để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh là bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe 6 tháng/ lần để kiểm soát các bệnh lý có thể xảy ra.
Hãy nhớ rằng, hiện tượng đau bụng dưới bên trái có thể là triệu chứng bệnh lý khá nguy hiểm mọi người không nên quá thờ ơ bởi có thể để lại một số biến chứng không như mong muốn cho sức khỏe về sau. Điều quan trọng nhất là mọi người nên đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nhằm tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất.