Khi chưa đến tuổi mãn kinh, nhưng chu kỳ kinh nguyệt đã có sự thay đổi bất thường, chậm kinh, tắc kinh kéo dài, trở thành nỗi bất an của không ít các chị em. Bởi hiện tượng tắc kinh nguyệt thường xuyên cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, tỷ lệ thụ thai giảm, tác động đến hạnh phúc hôn nhân… Vậy nên, để hiểu rõ hơn về tình trạng tắc kinh bất thường và giải pháp khắc phục kịp thời, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Hiện tượng tắc kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt vốn là hiện tượng sinh lý bình thường của mỗi người phụ nữ, đánh dấu bắt đầu từ khi bước vào giai đoạn dậy thì cho tới khi mãn kinh.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường nằm trong khoảng từ 28 – 32 ngày. Thời gian bị hành kinh thường kéo dài từ khoảng 3 – 7 ngày với lượng máu kinh trung bình mất đi khoảng 100ml mỗi chu kỳ.
Tình trạng kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt; nữ giới trên 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh hoặc tháng trước thấy kinh bình thường nhưng 2-3 tháng chưa thấy kinh thì gọi là hiện tượng tắc kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt ở nữ?
- Nguyên nhân bệnh lý:
+ Hội chứng buồng trứng đa nang:
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có xu hướng nội tiết tố nữ thay đổi bất thường. Xuất hiện những u nang nhỏ phát triển trên buồng trứng, da có nhiều mụn trứng cá, lông mọc nhiều ở mặt và người, béo phì.
- Kinh nguyệt bất thường hoặc thậm chí mất kinh, khó có thai cũng là một biểu hiện phổ biến của hội chứng này.
+ Suy buồng trứng ở phụ nữ trẻ
- Có rất nhiều yếu tố như di truyền và các bất thường về gen; rối loạn nội tiết, can thiệp thủ thuật tại buồng trứng và xương chậu … khiến buồng trứng bị suy yếu.
- Phụ nữ bị suy buồng trứng thường có biểu hiện tắc kinh, lượng máu kinh ra ít hơn bình thường. Âm đạo luôn trong tình trạng khô rát, gây đau khi quan hệ, chị em cảm tâm trạng dễ bực bội, mệt mỏi.
+ Cổ tử cung bị tổn thương:
- Sản phụ sau sinh, phụ nữ đã từng nạo hút thai không an toàn, quan hệ thô bạo… sẽ làm tăng nguy cơ nội mạc tử cung bị tổn thương dẫn tới chu kì kinh bị đảo lộn.
- Cổ tử cung, ống tử cung là bộ phận dễ bị dính, tắc do viêm nhiễm vùng kín, xuất hiện chất nhầy âm đạo quá nhiều… khiến máu kinh không tiết ra được hoặc chỉ ra với số lượng rất ít.
+ Viêm nhiễm phụ khoa:
- Cơ thể phụ nữ gặp phải một số bệnh viêm nhiêm như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung… dẫn đến các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh… là nguyên nhân dẫn đến vô sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nguyên nhân sinh lý:
+ Mất cân bằng nội tiết tố:
- Chị em thường xuyên bị căng thẳng, stress, ăn uống thất thường, không đầy đủ, vận động quá mức, sức đề kháng suy giảm cũng sẽ khiến lượng estrogen thay đổi, nên tình trạng không có kinh sẽ xuất hiện.
+ Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài:
- Sau khi uống thuốc tránh thai, tác dụng phụ thuốc tránh làm ức chế tiết ra ovestrin ở tuyến yên, gây nên tình trạng tắc kinh, bế kinh.
+ Do độ tuổi:
- Thời điểm các bạn gái khi mới bước vào độ tuổi dậy thì (12-16 tuổi) hoặc phụ nữ tuổi tiền mãn kinh (41-51tuổi ) thường do nội tiết tố không ổn định nên gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
+ Ngoài ra, việc thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học, thường xuyên thức khuya, làm việc nặng, sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia… đều là nguyên nhân gián tiếp gây ức chế trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng làm rối loạn nội tiết tố nữ và dĩ nhiên là kinh nguyệt không thể đều đặn, da bị sạm màu, tóc xơ dễ gãy rụng…
Hiện tượng tắc kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
- Tăng khả năng vô sinh – hiếm muộn: Đối với chị em ở độ tuổi sinh sản, nếu tắc kinh nguyệt kéo dài, thì hoàn toàn có khả năng dẫn đến vô sinh do trứng không rụng nên rất khó thụ thai.
- Teo cơ quan sinh dục: Tắc buồng trứng kéo dài có thể gây teo cơ quan sinh dục, chức năng cơ quan sinh dục bị rối loạn, chị em lão hóa sớm.
- Tổn thương buống trứng: Do lượng hormone estrogen trong cơ thể thấp dẫn đến một số bệnh như suy buông trứng sớm, buống trứng bị loạn sản…
- Tổn thương tử cung: Chị em bị tắc kinh do nội mạc tử cung không phản ứng hay phản ứng kém với các kích thích tố, gây tổn thương tử cung.
- Tâm lý bất thường: Do chức năng nội tiết nữ suy giảm phụ nữ bị rối loạn chu kì kinh thường có biểu hiện dễ nổi cáu, bốc hỏa, ra mồ hôi, cảm xúc thay đổi bất chợt.
Điều trị chứng tắc kinh nguyệt bằng cách nào?
Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, việc điều trị hiện tượng tắc kinh nguyệt cần phải căn cứ vào các nguyên nhân, mức độ bệnh, độ tuổi, thể trạng ở mỗi người để sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp.
Thông thường việc điều trị chứng tắc kinh thường được bác sỹ áp dụng bằng phương pháp nội khoa, chủ yếu là các loại thuốc Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, sớm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Đồng thời kích thích cơ thể sản xuất ra progesterone nội sinh và một số nội tiết tố khác với lượng cân bằng với estrogen để tạo chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, tránh các biểu hiện của tắc kinh nguyệt hay các vấn đề khác về kinh nguyệt.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, làm mất cân bằng môi trường âm đạo… Khi đó, bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thêm thuốc Đông y giúp cân bằng nội tiết tố, bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu viêm và ngăn ngừa tình trạng tái phát của bệnh.
Bởi vậy, việc điều trị chứng tắc kinh nguyệt rất quan trọng, cấp thiết nên chị em tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc có tác dụng điều kinh một cách bừa bãi, hay tự ý điều trị bằng các bài thuốc dân gian… việc làm này chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời, chứ không có tác dụng chữa trị tận gốc rễ vấn đề, do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng thuốc không phù hợp, gây kháng thuốc, nhờn thuốc, khiến chu kỳ kinh thêm rắc rối.