Hỏi:
Cháu nhà tôi đang học lớp 6, cách đây 2 tuần cháu bị ho liên tục, sặc từng cơn, khó thở, mỗi lần ho đỏ mặt tía tai, hèm theo tức ngực và bụng. Tôi đã mua thuốc cho cháu nhưng uống chỉ đỡ được 1 – 2 ngày rồi bị ho lại. Tôi đổi thuốc 2 lần nhưng không hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ: Ho lâu ngày là bệnh gì? Tôi nên làm gì để giúp cháu giảm ho nhanh chóng? Cảm ơn bác sĩ.
(Trịnh Thị Minh – Từ Liêm, Hà Nội)
Chào chị Minh!
Rất cảm ơn chị đã gửi thắc mắc vể chuyên mục tư vấn sức khỏe. Về câu hỏi của chị, chúng tôi xin được chia sẻ một số điều như sau:
Ho lâu ngày là bệnh gì?
Thực chất, ho là một phản xạ hết sức tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy chất dịch, đờm hoặc dị vật ra khỏi cơ thể tránh gây tắc đường thở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp,…mà chị không nên xem thường.
Một số bệnh lý có biểu hiện ho kéo dài thường gặp như:
Bệnh ho gà:
Nếu trẻ từ nhỏ không được tiêm vacxin phòng ngừa ho gà đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh khá cao. Triệu chứng ban đầu giống cảm lạnh, kèm theo biểu hiện ho liên tục, sốt, sổ mũi. Ho theo cơn và thường dữ dội khiến cơ thể trẻ bị mệt mỏi, đau nhức.
Để các định cháu có thực sụ bị ho gà hay không, chị cần đưa cháu đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm máy, chụp X-quang.
Viêm họng cấp:
Thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, uống nhiều nước đá khi cơ thể cảm thấy nóng,…đều có thể là nguyên nhân gây viêm họng cấp.
Bệnh thường bắt đầu từ họng với cảm giác vướng, đau rát, có thể xuất hiện đờm hoặc không, sốt cao/ không sốt, họng sưng, khản tiếng, giọng nòi khò khè. Lâu dần, bệnh sẽ chuyển sang những cơn ho kéo dài khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau tức vùng ngực, lưng.
Viêm phổi:
Thường được nhận biết qua các cơn ho về đêm, kèm theo đờm màu xanh lẫn máu xuất hiện ở cuống họng. Thân nhiệt tăng do sốt cao, tức ngực, khó thở. Viêm phổi rất dễ tái phát trở lại và gây ra những đợt ho kéo dài ở người bệnh.
Bệnh lao:
Trực khuẩn mycobacterium tuberculosis là thủ phạm gây ra bệnh lý này. Chúng xâm nhập và tấn công khi hệ miễn dịch suy yếu, khiến người bệnh luôn trong trạng thái sốt, mệt mỏi, uể oải, ngực đau tức, đổ mồ hôi về đêm, sụt cân,….Khi ho, vi khuẩn lao dễ dàng lây sang người khác, bệnh cần được thăm khám sớm để giảm thiểu những biến chứng đáng tiếc đến sức khỏe.
Bệnh hen phế quản:
Bệnh nhân thường cóp dấu hiệu khó thở, thở dốc, nhiều đờm trong họng, ho kéo dài về đêm. Bệnh khó trị dứt điểm, khả năng tái phát trở lại cao.
Trào ngược dạ dày:
Đây là tình trạng acid tại dạ dày bị đẩy lên, trào ngược lên thực quản – ống tiêu hóa nối giữa miệng và dạ dày.
Bệnh được nhận biết qua một số triệu chứng điển hình như: Hay có cảm giác nghẹn tức ở phần ống thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc; Xuất hiện các cơn ợ nóng; Thở khò khè, ho khan, hôi miệng, đau rát họng, nhiều đờm, viêm họng, khàn tiếng,…
Xử lý đúng cách khi bị ho kéo dài
- Với những trường hợp ho dưới 3 ngày và có dấu hiệu thuyên giảm thì không quá lo ngại. Tuy nhiên, ho trên 3 ngày kèm theo những biểu hiện bất thường khác thì không nên tự ý mua thuốc về uống khi chưa xác định chính xác nguyên nhân.
Tốt nhất, chị hãy cho cháu dừng uống thuốc và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
- Chú ý giữ vệ sinh vùng mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý cũng giúp làm giảm ho rất hiệu quả.
- Có thể ngậm chanh mật ong, bạc hà, ô mai,…giảm đau họng và giảm ho.
- Hạn chế tiếp xúc với điều kiện môi trường độc hại, nhiều khói bụi, lông động vật,…- yếu tố nguy cơ kích thích phản xạ ho.
- Uống nhiều nước: nước lọc hoặc nước ép hoa quả đều được giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, đờm ở họng, nhờ đó cũng có tác dụng giảm ho.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng.
- Khi ngủ hãy chú để để phần trên của thân cao hơn để đường thở dễ dàng lưu thông.
- Thời điểm trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ. Điều này càng quan trọng với những người trước đó từng bị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Với một số chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã giúp chị Minh và bạn đọc có thêm thông tin giải đáp thắc mắc: ho lâu ngày là bệnh gì?
Chúc chị và cháu sức khỏe và sớm bình phục!