Bệnh viện Đống Đa hay còn có tên gọi đầy đủ là bệnh viện Đa khoa Đống Đa có tiền thân là Bệnh xá Đống Đa, được thành lập từ sau ngày Giải phóng thủ đô năm 1954 với khoảng 30 giường bệnh với khoảng 15 CBNV. Cùng với sự phát triển của đất nước, hiện nay bệnh viện Đa khoa Đống Đa trở thành một trong những địa chỉ khám chữa uy tín tại quận Đống Đa nói riêng và địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Dưới đây là hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đống Đa mà bạn nên tham khảo để chủ động trong trường hợp thăm khám và điều trị bệnh.
Tìm hiểu về Bệnh viện đa khoa Đống Đa
Bệnh viện đa khoa Đống Đa được thành lập từ năm 1970 trên cơ sở sát nhập bệnh xá Đống Đa và trạm Mắt Hà Nội với biên chế 190 giường bệnh và 180 cán bộ nhân viên, cơ sở tại quận Đống Đa. Thời gian mới thành lập trong kháng chiến chống Mỹ, nên bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực, trang thiết bị.
Đến nay, Bệnh viện đa khoa Đống đa có tổng số 389 cán bộ viên chức, trong đó có 6 Tiến sĩ/chuyên khoa I, 39 Thạc sĩ/Chuyên khoa I, 45 bác sĩ và 217 điều dưỡng, kỹ thuật viên.
Với nhiệm vụ được Sở Y tế Hà Nội giao là chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực truyền nhiễm, bệnh viện là nơi tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh về truyền nhiễm trên địa bàn và từ các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyển về khi vượt quá khả năng điều trị. Tháng 12/2005, bệnh viện được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng II của Thành phố.
Hiện tại, bệnh viện có 21 khoa, phòng gồm 11 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và 5 phòng chức năng. Bệnh viện đa khoa Đống Đa ngày nay đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy của các gia đình.
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng ký khám
- Thẻ Bảo hiểm Y tế, giấy tờ tùy thân có dán ảnh (nếu có)
- Giấy chuyển tuyến
- Đối với bệnh nhân khám lại định kỳ:
- Giấy hẹn tái khám
- Thẻ ra viện
- Nhận phiếu, số thứ tự khám theo chuyên khoa, phòng
Bước 2: Khám bệnh
- Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên cửa phòng khám
- Bác sĩ khám và đưa ra chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu thấy cần thiết)
- Nếu không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Nhận đơn thuốc (nếu có)
- Xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
- Quay lại cửa đăng ký khám bệnh, nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế.
Bước 3: Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
- Đóng dấu Bảo hiểm Y tế
- Đóng dấu các phiếu chỉ định tại các cửa thu viện phí, nộp phí chênh lệch % Bảo hiểm Y tế (nếu có)
- Nhân viên y tế hướng dẫn bạn đi làm xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm (khoa, phòng…)
Thực hiện:
Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng theo thông tin đã ghi trên phiếu
Sau khi làm các xét nghiệm, bạn chờ lấy kết quả theo giờ hẹn ghi trên phiếu
Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám, lấy số thứ tự vào phòng khám để gặp bác sĩ khám kết luận.
Bước 4: Kết luận
Bác sĩ xem các xét nghiệm và đưa ra kết luận
Bạn nhận chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có)
Bạn xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
Quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế và thanh toán chi phí (nếu có)
Nếu có chỉ định nhập viện:
Bạn thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế
Nếu có đơn thuốc Bảo hiểm Y tế:
Bạn nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc Bảo hiểm Y tế
Chờ gọi tên nhận thuốc, kiểm tra thuốc trước khi ra về.
Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đống Đa được thực hiện theo các bước cụ thể như trên để
Địa chỉ: 192 Nguyễn Lương Bằng , Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07:00 – 18:00