Người già, bắt đầu từ độ tuổi ngoài 50 thường có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý về tim mạch, xương khớp, nội tiết, phục hồi chức năng,….do sự suy giảm trầm trọng về chức năng của các bộ phận, sức đề kháng của cơ thể. Với tâm lý muốn đưa ông bà, cha mẹ lên các tuyến trên để có kết quả thăm khám và điều trị tốt nhất, không quá khó hiểu khi Viện lão khoa luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân cả nước.
Theo dõi những thông tin hướng dẫn khám chữa bệnh tại Viện Lão khoa dưới đây sẽ giúp bạn thuận lợi, chủ động hơn trong suốt quá trình thăm khám tại đây.
Những thông tin trước khi đi khám tại Viện Lão khoa bạn cần biết
- Thông tin liên hệ ban đầu:
– Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
– Thời gian thăm khám:
- Khám bệnh thông thường: từ 7h30 – 16h30, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
- Khám ngoài giờ: từ 7h30 – 12h00 Thứ Bảy
- Khám cấp cứu: 24/24h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
- Thế mạnh của Viện Lão khoa Trung ương:
– Viện Lão khoa Trung ương là một đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế có chức năng:
- Cấp cứu, thăm khám và điều trị, phục hồi chức năng tuyến cao nhất cho những người cao tuổi trên cả nước.
- Đồng thời, đây cũng là nơi trực tiếp đào tạo các cán bộ y tế các tuyến địa phương, tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai các ứng dụng khoa học trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
– Viện Lão khoa trung ương gồm các khóa: khoa khám bệnh, khoa Tim mạch, khoa thần kinh, khoa phục hồi chức năng, khoa Nội tổng hợp, khoa Nội tiết chuyển hóa, khoa hồi sức cấp cứu, khoa điều trị theo yêu cầu….
Với sự đầu tư từ các cấp ban ngành, Viện đã và đang rất thành công trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình thăm khám và điều trị nhiều diện bệnh khó trên đối tượng người cao tuổi: Kỹ thuật đo điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh, Phẫu thuật Laser điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt; Đánh giá chức năng thông khí phổi bằng phế dung kế,…
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Viện Lão khoa
– Lấy thông tin từ quầy tiếp đón
- Bàn tiếp đón số 1: tiếp đón các bệnh nhân khám theo yêu cầu, tự nguyện
- Bàn tiếp đón số 2: tiếp đón bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT)(có hẹn trước hoặc không hẹn trước).
– Các bệnh nhân có đặt lịch khám trước sẽ nhận phiếu khám theo hẹn. Các bệnh nhân không có giấy hẹn sẽ lấy số thứ tự tại quầy lễ tân.
Các bệnh nhân tham gia Chương trình quản lý bệnh mạn tính (Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Pakinson, Sa sút trí tuệ): trả vỏ thuốc, vỉ thuốc đã dùng tháng trước, lấy sổ quản lý chương trình và phiếu khám bệnh theo lịch trình đã hẹn tại bàn tiếp đón số 2.
– Làm thủ tục giấy tờ:
- Tất cả các bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, từ 50 tuổi trở lên đến khám bệnh cần xuất trình thẻ bảo hiểm, giấy tờ tùy thân có ảnh (chứng minh thư, thẻ căn cước,…), các giấy chuyển viện từ tuyến dưới để được hưởng bảo hiểm theo quy định của Bộ Y tế.
- Các bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên, bệnh nhân nhập viện điều trị: làm thủ tục tại quầy số 8.
- Các bệnh nhân có bảo hiểm đã đặt lịch hẹn khám làm thủ tục tại quầy số 3.
- Các bệnh nhân có bảo hiểm không đặt lịch hẹn khám: lấy số tại bàn hướng dẫn và vào xếp hàng tại quầy số 4để làm thủ tục.
- Các bệnh nhân không có bảo hiểm nhưng đã đặt hẹn: làm thủ tục tại quầy số 7.
- Các bệnh nhân không có bả hiểm và chưa đặt hẹn: lấy số và xếp hàng chờ làm thủ tục tại quầy số 5 và số 6.
– Bệnh nhân xếp hàng tại các phòng khám chuyên khoa đã được chỉ dẫn trên giấy hướng dẫn.
- Đối với bệnh nhân khám theo yêu cầu: khám tại Phòng khám số 1 và số 2.
- Bệnh nhân khám BHYT trong chương trình Suy tim – Tăng huyết áp, đã đặt hẹn: khám tại một trong các Phòng khám số 3, 4, 6, 8, 10, 11 (theo giấy hẹn).
- Các bệnh nhân BHYT trong chương trình này nhưng không đặt hẹn: khám tại các phòng trên nhưng sẽ phải xếp hàng sau các bệnh nhân đã đặt hẹn và bệnh nhân trên 80 tuổi.
- Các bệnh nhân trên 80 tuổi trong chương trình Tăng huyết áp – Suy timsẽ được khám ưu tiên tại các Phòng khám số 8, 10, 11.
- Bệnh nhân khám BHYT trong chương trình Đái tháo đường, đã đặt hẹn: khám tại một trong các Phòng khám số 5, 6, 8, 10, 11 (theo giấy đặt hẹn).
- Các bệnh nhân BHYT trong chương trình này nhưng không đặt hẹn: khám tại các phòng trên nhưng sẽ phải xếp hàng sau các bệnh nhân đã đặt hẹn và bệnh nhân trên 80 tuổi.
- Các bệnh nhân trên 80 tuổi trong chương trình Đái tháo đườngsẽ được khám ưu tiên tại các Phòng khám số 8, 10, 11.
- Bệnh nhân khám bảo hiểm trong chương Parkinson và Sa sút trí tuệ, đã đặt hẹn: khám tại một trong các Phòng khám số 7, 9(theo giấy đặt hẹn).
- Các bệnh nhân có bảo hiểm trong chương trình này nhưng không đặt hẹn: khám tại các phòng trên nhưng sẽ phải xếp hàng sau các bệnh nhân đã đặt hẹn và bệnh nhân trên 80 tuổi.
- Các bệnh nhân trên 80 tuổi trong chương trình Parkinson và Sa sút trí tuệsẽ được khám ưu tiên tại Phòng khám số 9.
- Các bệnh nhân không có BHYT nhưng đã đặt hẹn: khám tại các Phòng khám 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 theo giấy hẹn.
- Những bệnh nhân không có BHYT và không đặt hẹn cũng khám ở các phòng khám như trên nhưng phải xếp hàng sau những bệnh nhân đã hẹn.
- Các bệnh nhân trên 80 tuổi, không có BHYT, sẽ khám tại các Phòng khám 8, 9, 10, 11.
– Thanh toán viện phí
Nếu qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định thêm các xét nghiệm khác thì sẽ quay lại quầy dịch vụ ban đầu để nộp lệ phí.
- Tiến hành làm xét nghiệm, nhận các kết quả và trở lại phòng khám chuyên khoa ban đầu.
- Bác sĩ đọc kết quả, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tiếp theo.
- Bệnh nhân ra mua thuốc/ lĩnh thuốc từ nhà thuốc bệnh viện, hoặc tiếp nhận điều trị lưu trú tại bệnh viện.
Với một số chia sẻ vừa rồi về hướng dẫn khám chữa bệnh tại Viện Lão khoa, mong rằng sẽ trở thành nguồn thông tin tham khảo hữu ích đến bạn đọc khi có ý định thăm khám và điều trị tại đây.