Trang chủ » Tin liên quan » Huyết áp lên xuống thất thường là bệnh gì?

Huyết áp lên xuống thất thường là bệnh gì?

Huyết áp lên xuống thất thường là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng huyết áp của một người thay đổi liên tục hoặc đột ngột, từ mức bình thường lên đến chỉ số cao bất thường hoặc xuống thấp bất thường. Vậy, huyết áp lên xuống thất thường là bệnh gì? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng?

Trên thực tế, huyết áp của một người thay đổi đôi chút trong ngày là hoàn toàn bình thường. Hoạt động thể chất, lượng muối dung nạp vào cơ thể, sử dụng caffeine, rượu, giấc ngủ và cảm giác căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Tuy nhiên, đối với trường hợp huyết áp lên xuống thất thường, nó là một vấn đề nghiêm trọng cần được thăm khám bởi các bác sỹ.

Một người sẽ được chẩn đoán rằng bị tăng huyết áp – hay huyết áp cao nếu có chỉ số đo huyết áp bằng/cao hơn 130/80mmHg.  Một người sẽ được chẩn đoán huyết áp thấp – hay huyết áp giảm nếu chỉ số đo huyết áp bằng hoặc dưới 90/60 mmHg.

Huyết áp lên xuống thất thường là bệnh gì?

Huyết áp lên xuống thất thường thường xảy ra từ các tình huống khiến bạn lo lắng hoặc căng thẳng, ví dụ như huyết áp sẽ tăng cao trước khi tham gia một ca phẫu thuật nào đó. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều natri hoặc tiêu thụ thực phẩm nhiều caffeine cũng là một yếu tố có thể khiến huyết áp cao hơn mức bình thường. Ngược lại, huyết áp cũng có thể giảm khi bạn bị đói hoặc tập thể dục quá sức.

Tuy nhiên, nếu huyết áp lên xuống thất thường một cách thường xuyên, nó có thể chỉ ra bạn đang bị bệnh tăng hoặc giảm huyết áp.

Các triệu chứng của huyết áp bất thường

+ Chóng mặt hoặc bị tối sầm mặt khi đứng lâu (trên 5 giây)

+ Tim đập nhanh (nhịp tim trở nên nhanh, mạnh hoặc không đều)

+ Bị mờ mắt

+ Cảm thấy buồn nôn

+ Nóng

+ Vã mồ hôi

+ Rơi vào trạng thái mê sảng

Điều trị huyết áp lên xuống thất thường như thế nào?

Dựa trên tình trạng huyết áp của bệnh nhân tăng hoặc giảm, nguyên nhân gây huyết áp thất thường để có chỉ định điều trị thích hợp.

+ Trong trường hợp tăng huyết áp

Các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát huyết áp như thuốc lợi tiểu hay thuốc ức chế ACE có thể không hiệu quả trong quá trình điều trị huyết áp bất thường. Do đó, bác sỹ sẽ kê toa thuốc chống lo âu nếu cần thiết để giúp bệnh nhân kiểm soát lo lắng và căng thẳng. Thuốc chẹn beta là thuốc thông dụng dùng trong việc điều trị các loại tăng huyết áp khác. Thuốc có thể hữu ích trong liệu pháp điều trị của cả huyết áp thất thường nhờ tương tác tốt với hệ thần kinh giao cảm.

+ Trong trường hợp hạ huyết áp

Các trường hợp hạ huyết áp không quá thấp có thể được cải thiện bằng cách:

Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Luôn nhớ tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi thực hiện vì lượng natri dư thừa có thể gây suy tim, nhất là ở những người cao tuổi. Tăng cường uống nhiều nước hơn có thể giúp làm tăng thể tích máu và chống mất nước. Trong trường hợp không hiệu quả, bác sỹ có thể kể một số thuốc uống giúp gia tăng huyết áp cho người bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa huyết áp lên xuống bất thường

Để ngăn ngừa huyết lên xuống thất thường, bạn có thể thử một hoặc nhiều cách sau đây:

+ Bỏ hút thuốc lá

+ Hạn chế sử dụng những món ăn chứa nhiều muối

+ Hạn chế thực phẩm chứa caffeine cũng như cồn

+ Cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng của bản thân bằng cách tập thể dục, thiền, thở sâu, yoga hoặc massage. Chúng đều là những kỹ thuật có khả năng giúp giảm căng thẳng đã được các chuyên gia công nhận hiệu quả.

+ Sử dụng một số loại thuốc chống lo âu hoặc các loại thuốc hay phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sỹ.

Biến chứng của huyết áp lên xuống thất thường

Việc tăng huyết áp tạm thời có thể tạo áp lực trực tiếp cho tim và các cơ quan khác. Nếu tình trạng huyết áp lên xuống thất thường xảy ra thường xuyên, nó không chỉ ảnh hưởng đến tim, mà còn gây tổn thương cho thận, mạch máu và mắt của người bệnh.

Tình trạng huyết áp dao động liên tục có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh lý về tim hoặc máu từ trước đó, chẳng hạn như đau thắt ngực, phình động mạch não hoặc phình động mạch chủ.

Trước đây, nhiều chuyên gia tin rằng huyết áp lên xuống thất thường không gây ra nhiều biến chứng phức tạp và nghiêm trọng. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nếu không điều trị huyết áp lên xuống thất thường, nó có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so với những người tiếp nhận liệu trình điều trị.

Cùng với các bệnh về tim mạch, các nghiên cứu khác đã phát hiện những người không điều trị huyết áp lên xuống thất thường có nguy cơ cao gặp phải:

+ Tổn thương nặng nề ở thận

+ Xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

+ Tăng nguy cơ đột quỵ

Nói tóm lại, huyết áp lên xuống thất thường thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng ngay lập tức. Huyết áp sẽ trở lại mức bình thường sau một khoảng thời gian ngắn. Nhưng nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, cần đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, huyết áp lên xuống thất thường không được điều trị có thể gây ra các vấn đề lâu dài về sau. Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy huyết áp lên xuống thất thường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, các vấn đề về tim mạch và tổn thương nội tạng theo thời gian.

Vì huyết áp lên xuống thất thường thường xảy ra do lo lắng quá mức, cho nên điều quan trọng là bạn phải kiểm soát lo lắng bằng thuốc hoặc các kỹ thuật thư giãn để ngăn ngừa tình trạng.

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.