Hỏi:
Em năm nay 16 tuổi và đã bắt đầu có kinh nguyệt từ khi em 14 tuổi. Mội lần “bị” là cơ thể mệt mỏi, ngực căng tức, lưng đau mỏi và nhất là vùng bụng dưới đau quặn từ cơn, lan sang cả hai bên hông. Cháu nghe mọi người nói, chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện phần nào cảm giác khó chịu này. Bác sĩ cho cháu hỏi: cháu nên và không nên ăn gì trong ngày đèn đỏ ạ?
(Trần Minh Tuyết – Thái Nguyên)
Trả lời:
Chào Tuyết! Bs Nguyễn Minh Trang đang công tác tại Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi xin lý giải những hiện tượng mà cháu đang gặp phải cũng là tình trạng chung của nhiều bạn nữ hiện nay, nhất là đang trong tuổi dậy thì, chức năng sinh sản đang hoàn thiện. Nếu cháu hình thành được cho bản thân chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cơ thể giảm bớt đáng kể những triệu chứng khó chịu trong những trong chu kỳ kinh nguyệt.
Không nên ăn gì trong ngày đèn đỏ?
- Các loại thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích, có cồn hoặc ga như bia, rượu, thuốc lá, café,…
- Khi sử dụng chúng trong những ngày “đèn đỏ” sẽ khiến kinh nguyệt không đều, cơ thể mệt mỏi khó ngủ, làm tăng nguy cơ bị chuột rút, xuất hiện thường xuyên hơn các cơn đau bụng dữ dội, kéo dài.
- Với những ngày bình thường, cháu cũng nên hạn chế dùng. Về lâu dài có thể gây ra chứng thiếu máu, ngăn cản sự hấp thu nhiều lại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt ảnh hưởng rất tiêu cực đến dạ dày.
- Các loại thực phẩm đã qua chế biến: đồ ăn nhanh, đồ hàng quán không đảm bảo vệ sinh, đồ đóng hộp,…
- Trong thành thường chứa nhiều chất phụ gia, gia vị, đặc biệt lượng muối rất cao. Khi vào cơ thể sẽ gây tình trạng tích nước, đầy hơi, chứng bụng, cảm giác khó chịu vào những ngày “đèn đỏ” sẽ càng tăng lên.
Với những bạn bị bệnh tim mạch, suy giảm chức năng gan thì cần hạn chế muối trong thực đơn hàng ngày.
- Các thực phẩm chiên rán làm tăng lượng estrogen khiến cháu có cảm giác đau hơn, đau thành cơn quặn ở vùng bụng dưới vào những ngày có kinh nguyệt.
- Những thực phẩm có tính hàn: điển hình như các loại hải sản, rong biển, rau má, rau răm,….khiến việc lưu thông máu kém, lượng kinh ra không đều, thậm chí vón cục trong kỳ kinh nguyệt.
- Các đồ uống lạnh, kem khiến thân nhiệt cơ thể bị giảm khiến bụng thêm đau và khó chịu.
- Đồ ăn chua: chanh, dấm, quýt cũng không nên dùng trong những ngày này. Vị chua sẽ kích thích gây ra các cơ đau thắt tại tử cung, lưu lượng máy chảy ồ ạt trong thời gina ngắn sẽ làm cháu đau bụng hơn. Tình trạng rong kinh có thể xảy ra.
- Đồ cay nóng chỉ nên dùng hạn chế bởi chúng sẽ khiến cháu đau bụng dữ dội, mất máu nhiều, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nếu đau âm ỉ thì tình trạng này sẽ không chỉ xuất hiện ở 1 – 2 ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Acid Arachidonic gây ra chứng thắt cơ, chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, lượng chất béo trong sữa khiến tình trạng đau bụng mà cháu đang gặp phải trầm trọng hơn.
- Trà xanh cũng nên hạn chế bởi những tác động tiêu cực của đồ uống này đến cảm xúc, thể trạng thêm mệt mỏi.
* Thay vào đó, cháu hãy ưu tiên những loại thực phẩm:
- Thực phẩm giúp mát gan, giải độc: bắp cải, bưởi, rau cần, mướp, bí xanh, thịt nạc, nấm,…giúp giảm cảm giác khó chịu ở bụng, căng tức ngực do gia tăng nồng độ hormone trong cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm chứ canxi, magie, kali do cơ thể bị mất máy trong những ngày “đèn đỏ”.
- Các loại thịt dê, gà, bò, trứng, táo,…cũng rất tốt giúp điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết, giảm hiện tượng máu đông, vón cục, đỡ đau bụng kinh.
Những bí quyết giúp giảm cảm giác khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”
- Tắm nước ấm giúp kích thích máu lưu thông, cơ bắp thư giãn, tình trạng đau mỏi lưng, căng tức ngực, khó chịu ở bụng dưới được cải thiện đáng kể.
Cháu cũng có thể dùng nước ấm chườm vào bụng nếu thấy quá đau. Hạn chế dùng thuốc, không tốt cho sức khỏe sinh sản của cháu sau này.
- Uống đủ nước, tăng cường hoa quả, rau xanh để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
- Vận động nhẹ nhàng khiến cơ thể tăng cường bơm máu, tiết ra chất endorphins có tác dụng trung hòa chất prostaglandins trong cơ thể, giúp giảm co thắt và giảm đau hiệu quả.