Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Kinh nghiệm “vàng” trước khi mang thai để mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Kinh nghiệm “vàng” trước khi mang thai để mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Niềm hạnh phúc lớn nhất của tất cả chị em phụ nữ khi mang thai là chứng kiến một sinh linh bé nhỏ lớn lên một cách khỏe mạnh từng ngày trong cơ thể mình. Với những chị em chưa mang thai lần nào, ắt hẳn sẽ không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ trong việc làm sao để có được một thời kỳ mang thai tốt đẹp và mẹ tròn con vuông. Hãy đọc ngay bài viết tham khảo dưới đây để tích lũy được cho bản thân những kinh nghiệm đáng quý khi có ý định mang thai các mẹ nhé.

Mang thai là gì?

Mang thai là hiện tượng mẹ bầu mang trong mình một bào thai sơ sinh. Thông thường, thai được hình thành và phát triển trong tử cung cho đến lúc sinh em bé  thường kéo dài từ 38 đến 40 tuần. Thời gian mang thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng và có những biểu hiện mang thai điển hình.

mang thai

Mang thai xảy ra khi nào?

Mang thai xảy ra nếu trứng của người phụ nữ được thụ tinh bởi tinh trùng của người đàn ông. Trứng đã được thụ tinh sau đó sẽ di chuyển từ vòi trứng xuống tử cung làm tổ, phát triển thành thai nhi. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu mang thai:

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu sẽ thường gặp phải những triệu chứng phổ biến như:

  • Chậm kinh, buồn nôn và nôn khan: Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất ở chị em khi mang thai đó là chậm kinh và buồn nôn và nôn khan. Nếu chị em chậm kinh từ 7-10 ngày, thử que thử thai thấy lên hai vạch và kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, nôn khan thì rất có thể chị đã mang thai.
  • Đau đầu: Hầu hết chị em khi mang thai lần đầu đều có phản ứng thai nghén thường gặp như đau đầu, chóng mặt.
  • Đau dạ dày: Chị em sẽ bị đau dạ dày ngay từ tháng đầu tiên khi mang thai và cơn đau sẽ tăng dần trong những tháng tiếp theo của thai kỳ. Khi mang thai nội tiết tố progesterone tăng, làm ảnh hưởng tới hệ thống cơ của ống tiêu hóa và kích thích sự hồi lưu các chất lỏng bên trong dạ dày. Để ngăn chặn các cơn đau, tốt nhất mẹ bầu nên loại bỏ các thực phẩm chứa chất chua, vị cay, dầu mỡ,…
  • Táo bón: Sự gia tăng của nội tiết tố progesterone và sự chèn ép của thai nhi khiến mẹ bầu thường rơi vào tình trạng táo bón trong quá trình mang thai. Để phòng tránh triệu chứng này, mẹ bầu nên  thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh,… Ngoài ra mẹ bầu cũng rất dễ bị chướng bụng trong thời kỳ mang thai, vì thế mẹ bầu nên tránh các đồ ăn nguội, đồ ăn lên men nhé.
  • Mệt mỏi, thiếu máu: Mệt mỏi là hiện tượng sinh lý bình thường mà chị em gặp phải trong suốt thời kỳ mang thai. Hơn nữa chị em sẽ có cảm giác như khó thở, chóng mặt, người uể oải, ù tai,…. Do vậy, để đảm bảo chị em có một sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, vitamin, magie.
  • Ngực căng tức: Sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể trong suốt hành trình mang thai sẽ làm ngực chị em căng, to hơn mức bình thường. Hiện tượng ngực căng tức này sẽ biểu hiện rõ nét vào những tháng cuối của thai kỳ, đồng thời ở giai đoạn này sữa cũng bắt đầu xuất hiện. Chị em có thể giảm thiểu tối đa tình trạng này bằng cách mặc áo lót chất liệu mềm mại, co giãn thoải mái, thường xuyên luyện tập thể dục như đi bộ.
  • Mất ngủ: Chị em thường mất ngủ, ngủ không sâu giấc trong giai đoạn đầu và cuối khi mang thai. Vì thế, chị em nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, thường xuyên luyện tập các bài tập như yoga,..

Trên đây là những triệu chứng chị em thường gặp khi mang bầu, tuy nhiên một số trường hợp chị em có thể gặp một số triệu chứng chưa được đề cập trên đây. Vì thế nếu chị em có bất kỳ thắc mắc nào về triệu chứng khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay TẠI ĐÂY.

Khi mang thai mẹ bầu có những thay đổi gì?

Khi mang thai hầu hết mẹ bầu sẽ cảm thấy có sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh sự thay đổi của trọng lượng, vóc dáng, mẹ bầu sẽ thấy các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động khác đi trong suốt thai kỳ. Tim hoạt động nhiều hơn  sản xuất máu để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi, nhiệt độ cơ thể cao hơn, nội tiết tố tăng hoặc giảm. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ thấy thay đổi rõ rệt trong 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu của thai kỳ (tuần 1 – tuần 12): Ở giai đoạn này các bộ phận cơ thể của bé bắt đầu hình thành và phát triển. Tại thời điểm này mẹ bầu có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi liên quan đến nhiễm sắc thể và mẹ cũng sẽ nhận thấy những thay đổi lớn của bản thân trong giai đoạn này như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần,…
  • Giai đoạn giữa thai kỳ (tuần 13 – tuần 26): Giai đoạn giữa thai nhi bắt đầu có những chuyển động, mẹ bầu sẽ cảm thấy giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn khan, sức khỏe cũng tốt hơn. Tuy nhiên mẹ bầu sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau lưng, táo bón.
  • Giai đoạn cuối thai kỳ (tuần 27 – tuần 40): Hết tuần 37 bé được xem là đủ tháng, các cơ quan bước vào tư thế chuẩn bị sẵn sàng hoạt động. Em bé sẽ thay đổi tư thế, đầu chúc xuống dưới khi gần đến ngày sinh.

các mốc khám thai định kỳ

Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?

Bác sĩ chuyên khoa I – Chuyên ngành sản phụ khoa Nguyễn Thị Nga đang công tác tại phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Âm đạo ra máu nhiều
  • Chóng mặt, nóng sốt, người mê man
  • Tăng cân bất thường hoặc tăng cân quá ít
  • Mang thai khi còn quá ít tuổi hay trên 35 tuổi
  • Có vấn đề khi mang thai lần trước
  • Có bệnh trước khi mang thai như tiểu đường, huyết áp,..
  • Mang đa thai

Những yếu tố nào làm tăng khả năng mang thai?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng khả năng có con ở chị em phụ nữ, bao gồm:

  • Trọng lượng cơ thể
  • Tuổi tác
  • Dinh dưỡng
  • Môi trường
  • Thói quen sinh hoạt
  • Di truyền
  • Tần suất và thời điểm quan hệ

Những kỹ thuật nào dùng để chẩn đoán mang thai?

Để xác định chính xác mình có mang thai hay không chị em sẽ được thực hiện một số xét nghiệm dưới đây.

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu là kỹ thuật chẩn đoán mang thai được đánh giá hiệu quả, dễ thực hiện. Chị em có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu tại nhà hay tại cơ sở y tế. Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp chị em tìm ra hormone thai kỳ, đây là loại hormone chỉ được tìm thấy trong máu hoặc trong nước tiểu ở những người phụ nữ đang mang thai.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện tại cơ sở y tế vì thế chúng thường ít được chị em lựa chọn. Tuy nhiên xét nghiệm máu giúp chị em có thể phát hiện thai sớm hơn so với hình thức xét nghiệm nước tiểu.
  • Siêu âm thai: Siêu âm sẽ giúp mẹ bầu xác định được độ tuổi, vị trí, tình trạng sức khỏe của thai.

kinh nghiệm mang thai

Cách giúp mẹ bầu kiểm soát các triệu chứng khó chịu khi mang thai.

Mẹ bầu có thể hạn chế, kiểm soát các triệu chứng khi mang thai nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Khám định kỳ đầy đủ để bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga như bia rượu, thuốc lá,… Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt lưu ý các chất sau:

+ Chất sắt: Chất sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, giảm các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu. Mẹ có thể bổ sung chất sắt qua các thực phẩm như thịt, rau xanh, hoa quả khô,..

+ Canxi: Canxi sẽ giúp mẹ giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức xương. Vì thế đừng bỏ thành phần này mẹ bầu nhé. Canxi có nhiều trong thực phẩm như cua, tôm, trứng, rau xanh,…

+ Vitamin: Vitamin sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ bé phát triển, khỏe mạnh một cách toàn diện. Vitamin có rất nhiều trong rau xanh, củ quả tươi,…

  • Duy trì các thói quen lành mạnh, chẳng hạn như:

+ Tập thể dục: Bác sĩ Nga cho biết các bài tập thể dục như đi bộ, bơi,..không chỉ giúp mẹ bầu có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai mà còn tránh các triệu chứng thường gặp khi mang thai như buồn nôn, căng thẳng mệt mỏi.

+ Đọc sách: Khi mang thai, nhiều chị em thường rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý. Vì thế, đọc sách sẽ giúp chị em thư thái, suy nghĩ tích cực hơn. Không những thế đọc sách còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

+ Massage bụng: Cách đơn giản nhất để mẹ có thể tương tác với thai nhi đó là tác động lên bụng bầu. Bé hoàn toàn có thể cảm nhận được thông qua cử chỉ, tiếp xúc của mẹ từ bên trong. Việc làm này không những gắn kết tình cảm giữa mẹ và con, mà còn giúp bé phát triển một cách toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp sớm nhất.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.