Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Kinh Nguyệt » Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết?

Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết?

Hỏi:

Cháu 15 tuổi và bắt đầu có kinh nguyệt được gần 2 năm nay. Tuy nhiên, mỗi lần đến tháng là thường kéo dài 5 – 7 ngày (có tháng cháu bị hơn 10 ngày), chu kỳ kinh nguyệt của cháu có khi 2 tháng mới quay lại. Tháng gần nhất cháu bị hơn chục ngày, lượng máu ra ít và không có màu đỏ tươi như mọi lần. Cháu rất hoang mang và lo lắng, không biết cháu có bị làm sau không nữa.

Bác sĩ cho cháu hỏi: Bình thường kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết? và cháu nên làm gì để cải thiện tình trạng hiện tại ạ.

(Hồng H – Bắc Ninh)

kinh-nguyet-bao-ngay-thi-het

Trả lời:

Chào cháu H!

Cảm ơn cháu đã tin tưởng và chia sẻ tình trạng sức khỏe đến chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản I Nguyễn Thị Lan Hương sẽ giúp cháu có lời giải đáp chính xác cho vấn đề này.

Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết?

Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy một bé gái đã bước vào độ tuổi dậy thì và báo hiệu cơ quan sinh sản đã có đủ điều kiện để mang thai. Kinh nguyệt thường diễn ra theo chu kỳ và kéo dài, liên tục tới khi phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh.

Ở một phụ nữ khỏe mạnh, kinh nguyệt được coi là bình thường khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt sẽ vào khoảng 28 – 32 ngày.
  • Thời gian xuất hiện kinh nguyệt 2 – 5 ngày. Nếu kinh nguyệt ra ít, có thể kéo dài đến 7 ngày.
  • Lượng máu 60 – 80ml
  • Kinh nguyệt sẽ có màu đỏ tươi và loãng.
  • Không có hoặc có cảm giác đau nhẹ trong 1 – 2 ngày đầu.

Chu kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ bình thường sẽ lặp lại đều đặn hàng tháng, sẽ hết sau 2 – 7 ngày và được theo dõi trong ít nhất 3 tháng. Số lượng ngày có kinh nguyệt của cháu từ 5 – 7 ngày là bình thường, khi kéo dài tận 10 ngày thì cháu bị rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 2 tháng. Đây là tình trạng bất thường và có thể liên quan đến:

  • Viêm nhiễm vùng kín, chế độ ăn uống không khoa học khiến cơ thể bị tăng cân, giảm cân đột ngột, thiếu dưỡng chất, tâm lý căng thẳng,… làm mất cân bằng giữa estrogen và progesterone sẽ khiến kinh nguyệt gặp ảnh hưởng gây rối loạn.
  • Bệnh lý ở tử cung: nếu nữ giới bị mắc các bệnh như u xơ tử cung, dính cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…
  • Bệnh lý ở buồng trứng: bao gồm hội chứng đa nang buồng trứng, tắc buồng trứng, suy buồng trứng,…ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và thời gian kinh nguyệt diễn ra.

Nên làm gì khi kinh nguyệt có vấn đề bất thường?

Hiện tại, cháu còn đang trong độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh sản đang trong quá trình hoàn thiện dần. Do đó, khi gặp tình trạng này, cháu nên:

  •  Theo dõi chu kỳ, lượng kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ của mình ít nhất 3 tháng, có thể kinh nguyệt của cháu bị rối loạn trong tháng đó xuất phát từ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, tâm trạng,…
  • Giữ vệ sinh cơ thể, nhất là vùng kín sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm. Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm…sẽ khiến “cô bé” bị tổn thương sẽ lây lan sang nhiều bộ phận khác thuộ cơ quan sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh nguyệt của cháu.
  • Chế độ dinh dưỡng hạn chế tinh bột, chất béo, đường, chất kích thích, đồ uống có cồn,…nên tăng cường chất xơ, vitamin,…thông qua các loại rau xanh, trái cây,…
  • Nếu tình trạng này kéo dài quá 3 tháng lặp lại thì cháu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện sớm vấn đề bất thường.
  • Điều chỉnh cân nặng cũng là cách giúp cháu sớm có kỳ kinh nguyệt đều đặn, bình thường.
  • Cháu nên chia sẻ thẳng thắn với ba mẹ về các vấn đề liên quan đế n tình trạng bất thường của kinh nguyệt. Hãy khám sức khỏe sinh sản ít nhất 6 tháng/ lần, nếu có biểu hiện “lạ” thì cần đến khám càng sớm thì hiệu quả điều trị càng được tăng cao.

Bài liên quan

Kinh nguyệt bất thường là như thế nào?

Kinh nguyệt bất thường là một trong những hiện tượng mà khá nhiều chị em...

Giải đáp từ chuyên gia: Chậm kinh có phải mang thai không?

Chậm kinh có phải mang thai không? là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều trường...

5 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần đi khám bác sĩ ngay

Kinh nguyệt được coi thước đo đánh giá sức khỏe sinh sản của chị em phụ...

Bác sỹ chuyên khoa giải đáp: Đau vùng kín khi có kinh nguyệt là bệnh gì

Bạn đang gặp phải tình trạng đau vùng kín mỗi khi có kinh nguyệt, gây đau...

Chi phí điều trị rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền

Chi phí rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền? là băn khoăn, lo lắng của rất...

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Dậy thi là giai đoạn có nhiều biến đối tâm sinh lý rõ nét nhất, trong đó...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.