Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Kinh Nguyệt » Kinh Nguyệt Không Đều » Kinh nguyệt không đều: Có nên đi khám ngay?

Kinh nguyệt không đều: Có nên đi khám ngay?

Kinh nguyệt là đặc trưng sinh lý bình thường, được xem là thước đo sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Với nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là tín hiệu tốt về sức khỏe sinh sản của bạn. Tuy nhiên, nếu nữ giới có kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít, thay đổi về màu sắc,… thì đây là dấu hiệu phản ánh sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp trục trặc, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Vì vậy, nữ giới không được chủ quan, mà cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, phòng tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản.

Kinh nguyệt không đều

Tìm hiểu chung

Kinh nguyệt không đều là gì?

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có vòng kinh từ 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, có màu đỏ thẫm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, trên thực tế có một số trường hợp mắc kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ rơi vào các trường hợp:

  • Một là, thay đổi thời gian hành kinh (nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường).
  • Hai là, lượng máu kinh không đều (nhiều hoặc ít hơn bình thường).
  • Ba là, màu sắc kinh nguyệt thay đổi (chuyển sang màu đen hay màu đỏ tươi).

Tác hại nguy hiểm của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Cụ thể:

  • Nguy cơ gây ung thư: Chị em mắc kinh nguyệt không đều do các bệnh lý như: u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư (ung thư cổ tử cung).
  • Gây vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… nếu kéo dài không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
  • Thiếu máu nặng: Ra nhiều máu, chảy máu kéo dài, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, ra máu không theo chu kỳ dẫn đến thiếu máu; xuất hiện những cơn đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim… tình trạng nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Dễ mắc các bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt không đều cùng với việc vệ sinh không đảm bảo khiến cho chị em dễ mắc các bệnh lý phụ khoa: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Tình trạng này kéo dài có thể lây lan viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Triệu chứng của kinh nguyệt không đều nếu kéo dài như kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh, chậm kinh, thống kinh,.. sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng tình dục của chị em phụ nữ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của kinh nguyệt không đều là gì?

Theo bác sỹ chuyên khoa Phụ sản cấp I Nguyễn Thị Lan Hương, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết:

Nữ giới có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình và những biểu hiện la của cơ thể để nhận biết mình có bị các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường hay không. Và nó sẽ trở thành bệnh nếu kéo dài và lặp lại nhiều tháng liền với các dấu hiệu tiêu biểu như:

  • Chậm kinh: Nếu kinh nguyệt của bạn thường xuyên đến muộn hơn bình thường và thường là 35 ngày chứ không phải là từ 28-30 ngày bạn nhé hoặc bị  chậm kinh đến cả tháng thậm chí là mấy tháng mới thấy máu kinh một lần thì đây là dấu hiệu kinh nguyệt không đều mà bạn cần lưu ý.
  • Rong kinh: Đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu kinh nguyệt không đều mà bạn cần lưu ý. Nữ giới được xác định bị bệnh rong kinh khi thời gian ra máu kinh kéo dài quá 7 ngày, thậm chí có người kéo dài cả tháng.
  • Thống kinh: Thông thường, khi đến ngày hành kinh, nữ giới thường đau bụng rất nhẹ và sẽ biến mất sau từ 1-2 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thường xuyên bị đau bụng dữ dội vào những ngày hành kinh, khiến chị em luôn trong tâm trạng lo lắng, hoang mang.
  • Không có kinh: Nữ giới đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh hoặc đã từng có kinh nguyệt trước đó nhưng lại bị mất kinh không có nguyên nhân,..

Ngoài các dấu hiệu trên, chị em bị kinh nguyệt không đều còn gặp phải những dấu hiệu như:

  • Nổi mụn ở mặt và lưng, nám trên da, da trở lên tối màu trong những ngày đèn đỏ.
  • Dễ nổi nóng, tính thay đổi thất thường, hay ra mồ hôi, người mệt mỏi, khó chịu.
  • Tuyến vú phát triển hơn, bị căng tức và đau đớn khi bị kinh nguyệt không đều

Chữa kinh nguyệt không đều

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Khi gặp phải những dấu hiệu dưới đây, thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám, tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hơp:

  • Kinh nguyệt bị rối loạn, không theo một quy luật nào; kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc thay đổi bất thường.
  • Mất kinh vòng 3 tháng hoặc nhiều hơn một năm.
  • Thời gian hành kinh của bạn dài quá 7 ngày.
  • Khi đến ngày có kinh, người bệnh thường đau bụng dưới dữ dội, thậm chí vài tháng mới xuất hiện kinh nguyệt.
  • Trên da mặt đột nhiên xuất hiện rất nhiều nốt vàng, vết nám.
  • Khi ở giai đoạn tiền mãn kinh hay đến tuổi dậy thì, tâm trạng thường cáu ghét, tính khí thay đổi thất thường, ra nhiều mô hôi.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

Nguyên nhân nào gây kinh nguyệt không đều?

  • Yếu tố tâm lý không ổn định: Chị em phụ nữ thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ công việc, gia đình, các mối quan hệ trong xã hội… dẫn đến tâm lý không ổn định, căng thẳng, stress kéo dài dễ gây hiện tượng kinh nguyệt không đều.
  • Rối loạn nội tiết tố: Chế độ sinh hoạt không hợp lý, nghỉ ngơi thất thường, chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu chất dinh dưỡng,… sẽ khiến cho nội tiết tố bị suy giảm hay rối loạn dẫn đến kinh nguyệt không đều.
  • Mắc bệnh lý phụ khoa: Nữ giới mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm buồng trứng… cũng có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều. Đặc biệt, chị em cần lưu ý, những bệnh lý này nếu kéo dài không chỉ khiến kinh nguyệt không đều mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Trong thành phần của thuốc tránh thai có 2 loại hormone: estrogen và progesterone nên khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ ngăn chặn quá trình rụng trứng bằng cách duy trì mức hormone kích thích tố.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, nữ giới sử dụng các chất kích thích (rượu, bia thuốc lá), tăng giảm cân đột ngột, vận động quá nhiều… cũng là nguyên nhân gây nên bệnh kinh nguyệt không đều.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải kinh nguyệt không đều?

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, kinh nguyệt không đều thường gặp ở các bạn gái độ tuổi dậy thì do nội tiết tố, hoạt động của buồng trứng chưa ổn định và hiện tượng này chỉ xuất hiện từ 1-2 năm đầu.

Tuy nhiên nếu hiện tượng kinh nguyệt không đều kéo dài nhiều ngày, thì có thể là dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung,  viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,… gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản nữ giới.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc kinh nguyệt không đều?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc kinh nguyệt không đều như:

  • Do nữ giới trong độ tuổi dậy thì (18-20), cấu tạo bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện và chưa được ổn định nên khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Do mắc phải các bệnh lý phụ khoa như hội chứng đa nang buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung… không điều trị kịp thời, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
  • Do ảnh hưởng của tâm lý, thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài,…
  • Do chế độ sinh hoạt, và ăn uống không hợp lý, không đủ chất dinh dưỡng.

Điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt

(Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sỹ, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ)

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán kinh nguyệt không đều?

Nếu nghi ngờ bạn bị kinh nguyệt không đều, các bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, sau đó bác sỹ sẽ làm xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị kinh nguyệt không đều ?

Để điều trị kinh nguyệt không đều các bác sỹ cần phải thăm khám, làm các phương pháp chẩn đoán như trên để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ năng nhẹ của từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, căn cứ vào lứa tuổi (tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh sản và tuổi mãn kinh) mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

  • Đối với trường hợp kinh nguyệt không đều do yếu tố tâm lý và thói quen sinh hoạt thì các bác sỹ sẽ tư vấn cho chị em cách chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó, chị em cần phải luôn giữ cho tâm trạng và tinh thần được thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng và stress…
  • Còn đối với trường hợp kinh nguyệt không đều do nội tiết thì các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc nội tiết, bổ sung nội tiết tố estrogen cho chị em để chấm dứt rối loạn kinh nguyệt.
  • Đối với trường hợp kinh nguyệt không đều do bệnh lý thì tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc tây y chuyên khoa phù hợp hoặc tiến hành thủ thuật ngoại khoa nhằm mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn nhất.
  • Bên cạnh đó, việc điều trị cần kết hợp với các bài thuốc Đông y để giúp cân bằng nội tiết tố, lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, điều hòa kinh nguyệt…

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn kinh nguyệt?

  • Vệ sinh vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, tránh các trường hợp viêm nhiễm sinh dục – một trong những lý do gây ra kinh nguyệt không đều.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng thần kinh và stress.
  • Cẩn thận trong việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh vì trong thuốc có thể có những thành phần làm ức chế, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tránh xa các đồ điện tử, vì sóng điện từ gây ảnh hưởng không tốt đến nội tiết tố nữ và chức năng sinh dục.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… bởi những thành phần có trong các chất nay có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như rau củ, trái cây, thực phẩm chứa vitamin B, vitamin C,… và hạn chế các thực phẩm chứa chất béo và chất kích thích để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn cũng như mau chóng hồi phục sức khỏe.

Kinh nguyệt chính là thước đo sức khỏe sinh sản ở nữ giới, có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Chính vì vậy, khi gặp phải hiện tượng kinh nguyệt không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Do đó, chị em nên chủ động thăm khám và điều trị sớm khi xuất hiện những dấu hiệu kinh nguyệt không đều nhé Bên cạnh đó, chị em cũng cần thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên định kỳ để tầm soát và điều trị bệnh hiệu quả.

Bài liên quan

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do nguyên nhân gì gây nên ?

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường sẽ xuất hiện khoảng 1 – 2...

Kinh nguyệt bất thường là như thế nào?

Kinh nguyệt bất thường là một trong những hiện tượng mà khá nhiều chị em...

Giải đáp từ chuyên gia: Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều...

Bác sỹ chuyên khoa giải đáp: Uống thuốc kháng sinh có bị chậm kinh không?

Uống thuốc kháng sinh có bị chậm kinh không? là một trong những mối quan tâm...

Trễ kinh đau bụng dưới lâm râm – cẩn thận chửa ngoài dạ con

Trễ kinh đau bụng dưới lâm râm là hiện tượng mà rất nhiều chị em phụ nữ...

Trễ kinh ra huyết trắng đục có sao không?

Bị trễ kinh ra huyết trắng đục có sao không? là một trong những băn khoăn lo...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.