Cây giác là một trong những loại thực vật phổ biến tại Việt Nam. Đáng lưu ý đây là một trong những loại thực vật được biết đến với nhiều công dụng. Ngoài quả giác thường được sử dụng trong thực phẩm thì lá giác còn có tác dụng chữa bệnh. Vậy lá giác trị bệnh gì?
Tìm hiểu về cây giác
Dây giác (Cayratia trifolia) là một loài dây leo thân gỗ bản địa ở châu Á và ở Úc. Đây là loài dây leo mọc hoang dại trong trong trảng cỏ và rừng thưa thuộc các nước Châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Malaysia, Philippines và ở Australia (Queensland, Bắc và Tây Úc).
Ở Việt Nam dây giác mọc hoang dại trong các quần hệ thứ sinh và dọc các rào, bụi; từ các tỉnh Lào Cai, Nam Hà, Hải Phòng qua các tỉnh miền Trung cho tới An Giang, Kiên Giang.
Lá giác trị bệnh gì?
Đối với công dụng trị bệnh, dây giác có thể dùng làm thuốc trị một số bệnh thông thường. Theo Đông y, rễ dây giác có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm săn da, trị nhọt phổi và đinh nhọt. Thân, lá và quả giác còn được nấu để lấy nước tắm trị rôm, sảy cho trẻ em cũng rất tốt.
Những tác dụng khác của trái giác
Dây giác là loài dây leo thân hóa gỗ, sống đa niên. Trái giác tròn, hơi dẹp, nhỏ và đơm thành từng chùm. Khi còn non, trái nhỏ như hạt đậu xanh. Càng lớn trái càng có màu xanh đậm đà và bóng bẩy. Trái chín chuyển sang màu đen thẫm, thịt trái màu tím như trái mồng tơi chín. Trái giác non có vị chua chát, nhưng càng lớn vị càng thay đổi, từ chua thanh đến chua ngọt. Bởi vậy, nhà nào thích vị canh kiểu gì thì chọn hái trái giác lứa đó về chế biến món ăn.
Ở vùng ĐBSCL có nhiều loài rau, quả có vị chua được dùng để nấu canh chua như lá me, lá quý mầu, cải dưa chua, khóm, me, trái bứa…nhưng trái giác sẳn có ở vùng hoang vu dùng để nấu canh chua nhưng trái giác xưa kia được dùng để nấu canh chua phổ biến ở các tỉnh ven biển Miền Tây Nam Bộ.
Khi còn non, trái nhỏ như hạt đậu xanh. Càng lớn, trái càng có màu xanh đậm đà và bóng bẩy. Trái chín lại có màu đen thẫm, bên trong tím lịm như mực mồng tơi. Trái giác non có vị chua chát, càng lớn vị thay đổi từ chua thanh đến chua ngọt. Bởi vậy, ai ưa vị canh chua thế nào thì canh trái giác lứa đó mà hái về nấu.
Theo nông dân miệt vườn sành điệu thích nấu canh chua với trái giác “già”, nghĩa là trái đã đến độ sắp chín nhưng màu vẫn còn xanh. Theo họ những trái như thế làm cho nồi canh chua thanh rất ngon. Trái giác được hái về từng chùm, nhặt rời từng trái một, sau đó rửa sạch và cho vào nồi nấu canh. Để nồi canh chua ngon, trái giác phải được nấu cùng cá đồng, lươn, ếch cùng với rau muống đồng, ngò om thơm và một số gia vị khác.
Một số món ăn phổ biến từ quả giác điển hình như: cá rô kho giác, canh chua cá đồng nấu trái giác, canh chua lươn nấu trái giác…
Có thể thấy đây là một trong những loại cây rất phổ biến và có nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày đối với mọi người.