Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Tử Cung » Viêm Nội Mạc Tử Cung » [Tổng hợp] Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Nguy hiểm không?

[Tổng hợp] Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa mà khá nhiều chị em nữ giới đã và đang mắc phải. Tuy nhiên, hầu hết các chị em đều không biết hoặc không nắm đầy đủ thông tin, không hiểu rõ về căn bệnh này, nguyên nhân gây bệnh do đâu, biểu hiện như thế nào và điều trị ra làm sao…? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em đầy đủ thông tin về bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em có thể tham khảo để có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như kịp thời nhận biết và có phương pháp chữa trị khi mắc phải.

Nội mạc tử cung

Tìm hiểu chung về bệnh lạc nội mạc tử cung

Để có đầy đủ thông tin về bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em có thể tham khảo những thông tin được bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương – chuyên khoa I Sản phụ khoa hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội cung cấp dưới đây.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Lạc nội mạc tử cung là là tình trạng các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và xâm lấn đến vòi trứng (ống dẫn trứng). Những mô phát triển không đúng vị trí này vẫn hoạt động như các mô tử cung bình thường và sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kì kinh nguyệt.

Tuy nhiên, do các mô phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng tử cung.

Lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến vòi trứng, buồng trứng, ruột hoặc các mô trong sàn chậu. Các mô lạc nội mạc có thể bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa dịch gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, dẫn đến khó mang thai.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung khá giống với nhiều bệnh lý phụ khoa khác nên rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Bệnh thường được phát hiện khi thăm khám phụ khoa và chụp tử cung – vòi trứng.

Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung

Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh thường có những dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Xuất hiện cảm giác đau ở một số vị trí như: đau vùng bụng dưới, thắt lưng, hậu môn, xương chậu…
  • Đau vùng chậu, đau khi đi đại tiện, tiểu tiện trong thời kì kinh nguyệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều.
  • Đau và ra máu khi quan hệ tình dục
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu
  • Sức khỏe yếu và thường xuyên bị mệt mỏi, uể oải.
  • Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn
  • Mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.

Lưu ý: Trên đây là những dấu hiệu, triệu chứng mà khá nhiều người bệnh gặp phải. Tuy nhiên, có một số trường hợp gặp phải các triệu chứng khác nhau và không được đề cập đến. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu của bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Chị em cần thăm khám, tư vấn bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng sau đây:

  • Có cảm giác đau trong kì kinh nguyệt mặc dù trước đây chưa từng gặp.
  • Cơn đau ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày của chị em.
  • Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu đau và có máu trong nước tiểu hoặc không thể kiểm soát được dòng nước tiểu.
  • Không thể có thai sau 1 năm có quan hệ tình dục đều đặn mà không dùng biện pháp tránh thai.

Lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung do đâu? Tại sao lại bị lạc nội mạc tử cung? Là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc.

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung do đâu?

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung là do đâu. Tuy nhiên, có một số yếu tố được đưa ra như là các tác nhân có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung là:

  • Có thể do sự trào ngược của kinh nguyệt, thay vì được đào thải ra ngoài cơ thể thì máu kinh có chứa các tế bào nội mạc tử cung lại chảy ngược lại vào vòi trứng và ổ bụng gây phản ứng lại và tạo ra các đáp ứng miễn dịch. Lúc này tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện.
  • Những bất thường ở tuyến giáp dễ làm tăng nguy cơ hình thành lạc nội mạc tử cung.
  • Vấn đề di truyền cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh lạc nội mạc tử cung. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nếu người mẹ bị lạc nội mạc tử cung thì con gái cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Các tế bào mặt trong thành tử cung có thể bị rơi ra ngoài tử cung và lạc đến các bộ phận lân cận do quá trình phát triển phôi thai.
  • Những chị em từng thực hiện cắt bỏ tử cung hoặc mổ lấy thai, những vết sẹo do phẫu thuật được hình thành có thể khiến cho các tế bào nội mạc tử cung dính vào đó, gây lạc nội mạc tử cung.
  • Các tế bào nội mạc tử cung được các mạch máu hoặc dịch mô di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể thì cũng có thể gây lạc nội mạc tử cung.
  • Hệ miễn dịch có vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung, gây lạc nội mạc tử cung.

Nguy cơ mắc phải bệnh lạc nội mạc tử cung

Những ai thường mắc phải lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ chị em nữ giới nào, trong bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trên thực tế thì những chị em nữ giới trong độ tuổi từ  30–50 tuổi là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các độ tuổi khác.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây lạc nội mạc tử cung như:

  • Chưa từng sinh con
  • Có người thân (mẹ hoặc chị em gái) bị lạc nội mạc tử cung
  • Trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại do một bệnh lý nào đó
  • Có tiền sử viêm vùng chậu
  • Tử cung bất thường
  • Có kinh trước 12 tuổi

Những ảnh hưởng của bệnh lạc nội mạc tử cung đến sức khỏe

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa khá nguy hiểm, nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cuộc sống, sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em, cụ thể như:

  • Những triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung gây bất tiện, phiền toái và khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Những triệu chứng của bệnh còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh.
  • Lạc nội mạc tử cung có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở tử cung, vòi trứng và buồng trứng, gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
  • Ngoài ra, những chị em bị lạc nội mạc tử cung nếu có mang thai thì thường mang thai ngoài tử cung, sẩy thai và lưu thai.

Vì vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thì chị em cần thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản.

Cách điều trị lạc nội mạc tử cung hiệu quả

Lưu ý: Những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến bác chuyên khoa khi tiến hành điều trị bệnh.

Những kỹ thuật dùng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua những triệu chứng của bệnh được người bệnh cung cấp và thực hiện khám vùng chậu, siêu âm, nội soi…

Trong khám vùng chậu, bác sĩ sẽ dùng tay để kiểm tra vùng chậu nếu có bất thường như u nang buồng trứng hay những vết sẹo sau tử cung. Siêu âm sẽ cho thấy được hình ảnh bên trong cơ thể.

Mặc dù bác sĩ có thể không biết được chính xác tình trạng bệnh nhờ vào hình ảnh siêu âm nhưng có thể xác định được những u nang liên quan tới lạc nội mạc tử cung.

Để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn, các bác sỹ sẽ chỉ định nội soi ổ bụng để biết được vị trí, mức độ lan rộng và kích thước của mô nội mạc tử cung.

Sau khi thăm khám, chẩn đoán bệnh thì các bác sỹ sẽ tư vấn và có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.

Lạc nội mạc tử cung 1

Những phương pháp dùng để điều trị lạc nội mạc tử cung

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát những cơn đau và tình trạng vô sinh. Dựa trên mức độ của các triệu chứng và mong muốn có thai của bệnh nhân mà bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu không thể chịu được các cơn đau, người bệnh có thể thực hiện liệu pháp hormone giảm lượng estrogen trong cơ thể để làm mẫu mô co lại. Tuy nhiên, nếu đang có ý định mang thai thì người bệnh có thể đồng thời điều trị vô sinh và phẫu thuật.

Thuốc tây y là một lựa chọn điều trị khác trong trường hợp người bệnh bị đau hoặc chảy máu nhưng chưa có kế hoạch mang thai. Các thuốc này có thể bao gồm biện pháp tránh thai bằng hormone để ngăn chặn sự phát triển của lạc nội mạc tử cung hoặc thuốc kháng viêm để giúp người bệnh kiểm soát cơn đau.

Khi những cơn đau của người bệnh càng ngày càng dữ dội hơn hoặc các thuốc kể trên và các thuốc kháng viêm không steroid không có tác dụng thì người bệnh nên thử liệu pháp hormone mạnh hơn.

Còn nếu liệu pháp hormone mạnh vẫn không có tác dụng thì bước tiếp theo chính là phẫu thuật để loại bỏ các khối nội mạc tử cung lớn và mô sẹo.

Sau khi thực hiện điều trị thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Ngoài việc điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để hạn chế sự phát triển quả bệnh và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế sự phát triển của lạc nội mạc tử cung?

Chị em sẽ có thể kiểm soát sự phát triển của bệnh lạc nội mạc tử cung bằng các biện pháp sau:

  • Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp cơ xương chậu được thư giãn và giảm đau, giảm co thắt.
  • Tập thể dục thường xuyên cũng là cách cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Khi nằm, người bệnh nên kê một chiếc gối ở dưới đầu gối cũng rất tốt
  • Có thể thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học.

Bị lạc nội mạc tử cung nên ăn gì?

Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như:

  • Protein (chất đạm) giúp duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể và giảm được tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới cũng như nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cũng được hạn chế. Các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, thịt gia cầm và các thực phẩm chế biến từ bơ sữa, đậu tương…
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước có tác dụng thải các tạp chất trong cơ thể ra ngoài theo đường tiểu giúp tránh được tình trạng các lớp niêm mạc tử cung bị bong ra mà không tan.
  • Ăn trái cây và rau quả tươi, lành mạnh: Ăn trái cây tươi và rau quả là một cách tuyệt vời để hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung. Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi giúp làm giảm các phản ứng để tạo estrogen trong cơ thể, cân bằng hormone trong cơ thể và giảm nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung.
  • Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng cần tránh các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng và cần tránh rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích…

Kết luận:

Lạc nội mạc tử cung gần như không có cách nào phòng tránh. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, có nhiều phương pháp điều trị giảm đau và phục hồi khả năng sinh sản.

Vì vậy, chị em không cần phải quá lo lắng nếu mắc phải bệnh lý này, chỉ cần điều trị sớm, tích cực điều trị và tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sỹ chuyên khoa thì chị em vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường.

Chúc các bạn sức khỏe!

Bài liên quan

Kháng sinh điều trị viêm niêm mạc tử cung có hiệu quả không?

Bạn bị viêm niêm mạc tử cung ? Bạn băn khoăn không biết kháng sinh điều trị...

Viêm niêm mạc tử cung là gì?

Viêm niêm mạc tử cung là gì? Mặc dù là bệnh lý phụ khoa rất phổ biến nhưng...

Bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung hiệu quả

[Chia sẻ] 3 Bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung hiệu quả ngay tại nhà

Các bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung tại nhà hiệu quả là băn khoăn của...

Viêm nội mạc tử cung sau sinh

[Cảnh báo] Viêm nội mạc tử cung sau sinh đe dọa đến tính mạng

Viêm nội mạc tử cung sau sinh là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ. Bệnh...

Chẩn đoán viêm nội mạc tử cung được thực hiện như thế nào

Chẩn đoán viêm nội mạc tử cung và phương pháp điều trị hiệu quả

Chẩn đoán viêm nội mạc tử cung và điều trị như thế nào ? Hãy cùng Doctor X...

Tìm hiểu về bệnh viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa hiện đang có tỷ...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.