Trang chủ » Tin liên quan » Lượng đường trong máu cao nên ăn gì?

Lượng đường trong máu cao nên ăn gì?

Hỏi:

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cũng quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Một chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết, đảm bảo tình trạng an toàn cho một số đối tượng, đặc biệt là những người mắc tiểu đường. Chính vì vậy lượng đường trong máu cao nên ăn gì là chủ đề được rất nhiều quan tâm và tìm kiếm.

Thưa bác sỹ, gần đây khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tôi được bác sỹ chẩn đoán lượng đường trong máu hơi cao, có dấu hiệu tiền tiểu đường nhưng chưa phải sử dụng thuốc điều trị tiểu đường luôn mà cần theo dõi thêm 1 tháng nữa rồi tái khám. Tôi nghe nhiều người nói nếu bị tiền tiểu đường thì việc thay đổi chế độ dinh duưỡng cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Vậy mong bác sỹ tư vấn giúp lượng đường trong máu cao nên ăn gì? Tôi xin cảm ơn”

Phùng Văn Y (34 tuổi, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội).

 Email: phungy***@gmail.com).

Đáp:

Bạn Y thân mến

Để giúp bạn Y giải đáp được vấn đề lượng đường trong máu cao nên ăn gì? Các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Lượng đường trong máu cao nên ăn gì?

Thực tế, nếu lượng đường trong máu cao có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe, đáng chủ ý là có thể kích hoạt sự khởi phát của bệnh tiểu đường, đặc biệt là người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường. Nếu bệnh nhân đã mắc tiểu đường thì cần phải theo dõi chế độ ăn uống của bản thân để ngăn chặn lượng đường trong máu cao hơn, gây những biến chứng nguy hiểm. Còn những người bị tiền tiểu đường hoặc những người có khuynh hướng di truyền bệnh này có thể kiểm soát lượng đường trong máu thấp bằng cách điều tiết chế độ ăn uống của họ, có thể làm giảm nguy cơ phải dùng thuốc.

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người có lượng đường trong máu cao nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để giữ lượng đường trong máu thấp.

  • Cá: Các món ăn từ cá không chỉ là loại thực phẩm tốt cho não bộ mà nó còn giúp điều chỉnh được lượng đường có trong máu của bạn rất tốt. Bởi trong cá có chứa hàm lượng protein rất cao, giàu vitamin B, sắt, kẽm và magie,… là thực phẩm không chứa carbonhydrat, và hàm lượng của chất béo là thấp. Vì vậy mà người có hàm lượng đường cao thì nên ăn cá từ 3-4 lần/ tuần và nên ăn các loại các khác nhau để vừa cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết vừa thay đổi cho hợp khẩu vị với bạn.
  • Các loại rau xanh có màu xanh sẫm: Trong các loại rau có màu xanh sẫm này có chứa rất nhiều crom (đây là khoáng chất giúp giảm lượng insulin), ngăn chặn đường trong máu cao, thậm chí còn có tác dụng khác là giảm cân. Chính vì vậy đây là loại thực phẩm rất tốt giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu cao. Bạn nên ăn các loại rau lá xanh ít nhất từ 2-3 lần 1 ngày.
  • Sữa chua: Trong thành phần của sữa chua chỉ chứa carbonhydrat, không có chứa nhiều đường vì vậy mà có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa rất tốt. Ngoài ra protein với hàm lượng cao ở trong sữa chua cũng giúp ngăn ngừa sự tăng cao của insulin, gây cảm giác no. Do đó cũng rất thích hợp cho người có lượng đường trong máu cao bổ sung hàng ngày.
  • Quả hạnh nhân: Đây là một trong những thực phẩm hoàn hảo giúp cân bằng lượng đường trong máu. Trong quả hạnh nhân chứa rất nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và điều chỉnh tốt lượng đường trong máu. Mỗi bữa ăn khoảng ¼ quả hạnh nhân cũng sẽ cung cấp đủ một bữa ăn cho bạn.
  • Củ khoai lang: Thực tế, trong khoai lang có thành phần chủ yếu là carbohydrate phức do đó có tác dụng tốt trong việc làm giảm quá trình hấp thụ glucose. Ngoài ra củ khoai lang còn rất giàu chất xơ và protein, giúp tạo cảm giác no lâu nên có tác dụng giúp ổn định lượng đường huyết.
  • Trứng: Trong thành phần của trứng có chứa rất nhiều vitamin B và crom có tác dụng ngăn chặn cảm giác nhanh đói. Bên cạnh đó trứng cũng giàu protein nên khi ăn sẽ no lâu, và không bị tụt đường huyết.

Bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu về vấn đề lượng đường trong máu cao nên ăn gì? người bệnh cũng cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm là “thủ phạm” làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Cụ thể như

  • Thực phẩm giàu tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng, bánh mỳ hay carbohydrat,… các bạn nên hạn chế ăn. Nguyên nhân là do thực phẩm giàu tinh bột được tiêu hóa nhanh và từ đó tăng đường huyết nhiều hơn.
  • Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, nhiều cholesterol: thức ăn nhanh, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt vịt, tôm… gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  •  Thực phẩm chiên rán: Sử dụng thực phẩm carbohydrate chiên rán thì nguy cơ đường máu tăng cao. Có thể kể ra một số món ăn là “kẻ thù” của người bệnh tiểu đường như khoai tây chiên, pizza, các món hamburger…. đều có rất nhiều chất béo và carbohydrate.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Nguyên tắc ăn uống để giảm thiếu nguy cơ lượng đường trong máu cao

Ngoài việc quan tâm về vấn đề lượng đường trong máu cao nên ăn gì, bạn Y và người bệnh khác cũng nên hiểu rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Trong ngày cần chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
  • Thực hiện chế độ ăn điều độ, đúng giờ giấc, không nên ăn quá no hoặc quá đói.
  • Sau khi ăn cần vận động, tránh nằm, ngồi một chỗ; dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp cho bạn Y cũng như những người bệnh khác hiểu rõ hơn về vấn đề lượng đường trong máu cao nên ăn gì và không nên ăn gì, từ đó thay đổi chế độ dinh dưỡng để có một sức khỏe ổn định nhất.

Lưu ý: Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, trước khi sử dụng những thực phẩm này, bạn Y nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân mình.

Mọi băn khoăn thắc mắc, hãy chat Tại đây để được các chuyên gia y tế hỗ trợ nhanh nhất.

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.