Kinh nguyệt có thể khiến nữ giới cảm thấy khó chịu, nhưng nếu kinh nguyệt bỗng dưng mất đi, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang có vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng mất kinh. Cũng như có phương pháp chữa trị hiệu quả trong nội dung bài viết dưới đây.
Mất kinh cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
Mất kinh là gì?
Là hiện tượng không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, hay còn gọi cách khác là vô kinh, không có kinh. Tùy thuộc vào nội tiết tố mà mỗi người phụ nữ sẽ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Hiện tượng mất kinh được chia làm hai loại đó là:
+ Hiện tượng mất kinh nguyên phát: Là hiện tượng nữ giới đến độ tuổi trưởng thành nhưng chưa có kinh.
+ Mất kinh thứ phát: Là hiện tượng nữ giới đã có kinh sau một thời gian thì mất kinh, không thấy kinh xuất hiện.
Hiện tượng mất kinh thường có triệu chứng và dấu hiệu nào?
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của hiện tượng mất kinh đó là không có kinh nguyệt một cách bất thường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất kinh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng, biểu hiện bất thường khác. Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải ngoài biểu hiện không có kinh nguyệt là:
- Mệt mỏi
- Rụng tóc
- Đau đầu
- Tiết dịch màu đục như sữa từ núm vú
- Thay đổi thị lực
- Lông mặt lên bất thường
- Đau vùng xương chậu
- Đau bụng dưới âm ỉ
- Mụn trứng cá
Có thể bạn sẽ gặp phải những triệu chứng không được đề cập trên đây. Vì thế, nếu có bất kỳ thắc mắc nào và cần được giải đáp về dấu hiệu hiện tượng mất kinh, chị em hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ .
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị mất kinh đột ngột liên tiếp trong vòng 2 tháng hay bạn chưa có kinh khi đã trên 15 tuổi, thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngoài ra bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng, không yên tâm trong bất kỳ vấn đề nào về kinh nguyệt.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất kinh là gì?
+ Bởi vì mang thai:
Nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục với bạn trai và không dùng biện pháp, thì rất có thể kinh nguyệt không xuất hiện do bạn đã mang thai. Khi mang thai tín hiệu đầu tiên nữ giới nhận được đó là mất kinh. Vì thế, để chắc chắn mình mất kinh có phải do mang thai hay không, bạn hãy dùng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế thăm khám, siêu âm.
+ Rối loạn tâm lý:
Mất kinh có thể xảy ra, nếu bạn gặp phải một số vấn đề về tâm lý như căng thẳng, mệt mỏi, stress,…tại thời điểm gần chu kỳ kinh nguyệt .
+ Sử dụng thuốc tránh thai:
Mất kinh có thể do bạn sử dụng thuốc tránh thai. Sau khi sử dụng thuốc tránh thai kinh nguyệt của bạn sẽ tạm ngưng, không xuất hiện, và phải mất một thời gian để hiện tượng rụng trứng xảy ra, kinh nguyệt quay trở lại. Ngoài ra, sử dụng các biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai, que cấy tránh thai dưới da,.. cũng có thể khiến chị em bị vô kinh.
+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc:
Chị em có thể mất kinh do sử dụng các loại thuốc dài ngày như thuốc chống loạn thần, thuốc hóa trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị huyết áp, thuốc chống dị ứng,…
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất kinh
+ Mắc bệnh phụ khoa:
Nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới chậm kinh, mất kinh đó là viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung, buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp,…
+ Cấu trúc cơ quan sinh dục:
Mô sẹo tử cung, hệ thống sinh sản không hoàn thiện hay âm đạo có cấu trúc bất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất kinh ở nữ giới.
Những ai thường bị mất kinh?
Bác sĩ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương đang công tác tại phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi. Cho biết: Có khoảng 5-7% nữ giới ở độ tuổi sinh sản mắc chứng mất kinh thứ phát. Hiện tượng mất kinh thứ phát thường xuất hiện phổ biến ở nữ giới dưới 25 tuổi. Và những bạn gái trong độ tuổi dậy thì. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện ở những người tham gia các hoạt động thể dục thể thao, yêu cầu trải qua khóa đào tạo nghiêm khắc như vận động viên, diễn viên múa ba lê,…
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị mất kinh ở nữ giới
+ Tiền sử gia đình:
Nếu trong gia đình bạn có người bị mắc chứng mất kinh, thì rất có thể bạn cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này.
+ Chế độ ăn uống không khoa học:
Bạn rất dễ rơi vào tình trạng mất kinh nếu ăn uống vô độ, không khoa học.
+ Tập luyện thể thao không đúng cách:
Luyện tập thể dục thể thao không đúng cách, quá sức, có thể làm tăng nguy cơ mất kinh.
Biến chứng gặp phải khi mất kinh?
- Mất kinh có thể khiến chị em mất đi khả năng mang thai.
- Gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như loãng xương.
Điều trị hiệu quả
Thông tin bổ ích được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vì thế hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán mất kinh
- Chẩn đoán từ bệnh sử, xét nghiệm, kiểm tra thăm khám lâm sàng.
- Siêu âm, chụp X-quang để tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên bệnh.
- Chụp cộng hưởng từ nếu bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở tuyến yên, vùng hạ đồi.
- Chụp CT vùng bụng, xương chậu nếu phát hiện điểm bất thường ở tử cung hay buồng trứng.
Những phương pháp nào được sử dụng để điều trị tình trạng mất kinh?
+ Phương pháp nội khoa: Mất kinh do các vấn đề bẩm sinh như suy tuyến giáp, suy buồng trứng sớm,… Bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định bạn uống một số loại thuốc đặc trị. Ngoài ra, nếu bạn không có kinh do hội chứng buồng trứng đa nang. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn kiêng, luyện tập thể dục. Cũng như sử dụng một số loại thuốc cần thiết.
+ Phương pháp ngoại khoa: Trường hợp đặc biệt nguyên nhân do bất thường về cấu trúc tử cung. Bạn sẽ được can thiệp thông qua các thủ thuật. Như: phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong tử cung, phẫu thuật loại bỏ khối u lành tính tuyến yên,…
Điều trị tình trạng mất kinh.
Nên có chế độ sinh hoạt phù hợp
- Những thói quen giúp hạn chế tình trạng mất kinh
- Khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ hướng dẫn, lời khuyên của bác sĩ.
- Giữa cân nặng cân đối, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
- Không luyện tập thể dụng thể thao quá sức.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng mất kinh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về kinh nguyệt, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín. Để được thăm khám cũng như có phương pháp chữa trị phù hợp. Đặc biệt, chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc. Chữa trị tại nhà bởi điều đó có thể làm bệnh chuyển biến xấu đi, gây ra những biến chứng nguy hiểm.