Hỏi:
Mặt em dạo này bị nổi nhiều mụn, có những mụn mọc nhỏ li ti, hơi ngứa, nhưng cũng có nhữn mụn bọc sưng to. Mụn hay mọc ở dưới cằm, hai bên má khiến em không dám trang điểm, thậm chí bôi kem chống nắng cũng khiến mặt em bị sưng đỏ, rất khó chịu. Giờ em không biết mặt nhiều mụn phải làm sao nữa? mong bác sĩ tư vấn giúp em.
(Nguyễn Hà Trang – Quỳnh Lưu, Nghệ An)
Trả lời:
Chào bạn Trang!
Hiện tại mặt bạn xuất hiện mụn và gây ra không ít những mặc cảm, tự ti, cũng như khó chịu trong cuộc sống thường ngày. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi có một số chia sẻ như sau:
Tại sao xuất hiện nhiều mụn trên mặt?
Mụn là một bệnh ngoài ra và xảy ra ở hầu hết mọi người, có thể theo chu kỳ, giai đoạn, xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể tồn tại lâu dài gây ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo cũng như tạo cảm giác khó chịu trên da. Nắm bắt được nguyên nhân gây mụn sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Mặt nhiều mụn phải làm sao của mình mình.
Mụn thực chất là kết quả của quá trình hoạt động của nội tiết tố và sự xâm nhập, tấn công của các khoản khuẩn cư trú ở nang lông. Khi các nang lông bị bít kín bởi chất nhờn, khói bụi,…sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và hình thành nên mụn, nặng nhất là mụn bọc.
Các yếu tố gây ra mụn từ bên trong cơ thể:
- Hormone (nhất là tuổi dậy thì hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt) khi hormone sinh dục thay đổi, gia tăng đột ngột sẽ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh trên da, gây ra tình trạng tắc nghẽn và mụn hình thành.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng hoặc thuốc tránh thai cũng có thể khiến nồng độ hormone nội tiết bị rối loạn và gây ra những mụn bọc hoặc mụn li ti trên da mặt.
- Lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài cũng được xác định là một trong những yếu tố tác động làm mất cân bằng nội tiết dẫn đến mụn.
- Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: nhiều đường, chất béo, gia vị cay nóng,…mà thiếu hụt chất xơ, vitamin, khoáng chất từ hoa quả tươi,…hoặc ăn uống thất thường, sai bữa cũng khiến mụn “nổi loạn”.
- Chức năng của dạ dày, gan, ruột bị tổn hại, suy yếu không thể lọc và đào thải được hết độc tố trong cơ thể, khiến lượng độc tố này bị bài tiết qua phổi, da và gây ra mụn.
Các yếu tố gây ra mụn đến từ bên ngoài:
- Vi khuẩn trong không khí ô nhiễm, bụi bẩn,…không được vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn tới tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
- Ánh nắng, khí hậu, môi trường nhiều nắng nóng, bụi bẩn thưỡng rất dễ khiến da sinh mụn.
- Dị ứng với mỹ phẩm: phấn, kem chống nắng, kem dưỡng da,…hoặc dùng mỹ phẩm thường xuyên nhưng không được tẩy trang sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây mụn khá phổ biến hiện nay.
Mặt nhiều mụn phải làm sao?
Mụn trên mặt thường có 2 dạng: Mụn không viêm và mụn viêm
- Mụn không viêm (nhiều người thường gọi là trứng cá), đó là những bã nhờn tích tụ ở túi nang lông.
- Mụn viêm gồm mụn mủ (tình trạng nhân trứng cá bị viêm dạng nhẹ) và mụn bọc (nhân trứng cá viêm nặng và ăn sâu dưới da).
Khi trên da của bạn xuất hiện cả mụn nhỏ, hơi ngứa và mụn bọc sưng to, có nghĩa là các mụn bắt đầu có biểu hiện nặng hơn. Cháu nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn giữ da sạch sẽ: dùng sữa rửa mặt phù hợp với loại da làm sạch da từ 1 – 2 lần/ ngày. Theo dõi tình trạng mụn nếu nặng hơn, có thể do sữa rửa mặt, bạn nên chuyển sang loại khác.
Bên cạnh đó, hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/ tuần để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, lớp da thô ráp, hãy dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để tránh gây kích ứng lên tổn thương trên da.
- Tuyệt đối không nặn mụn sẽ khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng nặng hơn.
- Hạn chế trang điểm, nếu dùng hãy sử dụng những dạng dưỡng có hoạt tính nhẹ nhàng, nguồn gốc thin nhiên. Ngay cả khi dùng kem chống nắng, bạn vẫn nên tẩy trang để loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của chúng đến da.
- Sử dụng mỹ phẩm cấp ẩm, ít dầu và có khả năng bảo vệ da hữu hiệu (áp dụng cho da bị mụn nhẹ. Tuy nhiên, với mức độ mụn bọc như của bạn thì nên ngưng dùng mỹ phẩm một thời gian để da khỏe trở lại.
- Xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các loài đồ ngọt từ đường tinh luyện, chất kích thích, đồ uống có cồn, ga,…Thay vào đó hãy tăng cường chất xơ, vitamin A, C, B, khoáng chất tốt từ rau củ quả, cá, gan,…
Cháu cũng nên theo dõi tình trạng mụn của mình, nếu mụn bọc xuất hiện nhiều hơn, kèm theo sưng tấy khó chịu, áp dụng các cách trên không thuyên giảm, cháu hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để được thăm khám và xử lý đúng cách.
Chúc cháu sức khỏe, hạnh phúc!