Trang chủ » Tin liên quan » Nguyên nhân bệnh tim

Nguyên nhân bệnh tim

Bệnh tim là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt tần suất mắc bệnh tim ngày càng nhiều và trẻ hóa do những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Dưới đây là những nguyên nhân bệnh tim mà mọi người cần lưu ý để có biện pháp phòng tránh hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe.

Bệnh tim là như thế nào?

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200 nghìn người tử vong vì bệnh tim, chiếm 33% trong tổng số các ca tử vong.

Bệnh tim thường được cho là chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn rất nhiều, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào và tuổi mới bị mắc cũng ngày càng có xu hướng trẻ hoá.

Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Nguyên nhân gây bệnh tim

Theo các chuyên gia về tim mạch thì có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ nguyên nhân gây bệnh tim ở mọi người. Các yếu tố nguy cơ đó bao gồm:

  • Hút thuốc: Các hóa chất có trong khói thuốc lá, thuốc lào có thể gây tổn thương cho động mạch, buộc tim phải làm việc nhiều hơn và hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên dẫn đến bệnh tim mạch…
  • Lười vận động: Lười vận động, hoạt động thể lực sẽ khiến cho cơ thể dễ bị béo phì và làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh tim mạch…
  • Thừa cân: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành, bệnh tim
  • Căng thẳng (stress): áp lực tâm lý, căng thẳng, stress, trầm cảm… đều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành và động mạch chi dưới, bệnh tim.
  • Tăng huyết áp: tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ…
  • Mắc bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim vì lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương mạch máu.
  • Thói quen ăn uống: việc ăn uống quá nhiều đường và dầu mỡ là tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, béo phì dẫn tới các bệnh lý tim mạch.
  • Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình có người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp,… thì những người còn lại cũng có khả năng mắc bệnh.
  • Giới tính: Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh tim ở nam giới cao hơn nữ giới là do việc sử dụng bia, rượu, thuốc lá và chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, …
  • Độ tuổi: Nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim cao hơn.

Như đã nói ở trên, bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ và dẫn tới tử vong. Vì vậy, để bảo vệ tim mạch và bảo vệ sức khỏe thì mọi người cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Cách phòng ngừa bệnh tim hiệu quả

Để có một trái tim khỏe, một sức khỏe tốt, phòng ngừa các bệnh tim mạch thì mọi người cần thực hiện một số việc sau:

  • Cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol và các đồ ăn nhiều đường. Cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và giảm lượng muối trong chế biến đồ ăn.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng, lưu thông khí huyết, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Kiêng sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích.
  • Luôn biết cách cân bằng tâm lý, thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn thể để tâm lý được thoải mái, vui vẻ tránh căng thẳng, stress…

Đặc biệt, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tim như: Đau thắt ngực (cơn đau có tính chất đè ép giữa xương ức, khó thở và có thể kèm vã mồ hôi hoặc ngất), mệt khi gắng sức, yếu liệt nửa người hoặc chi, nói ngọng hoặc nói những từ vô nghĩa, méo miệng… thì cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Tuyệt đối không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa thăm khám và chưa có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Trên đây là những nguyên nhân bệnh tim và cách phòng tránh hiệu quả mà mọi người có thể áp dụng để bảo vệ tim mạch và có một sức khỏe tốt.

Nếu còn có thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại đường dây nóng: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52 52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

 

 

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.