Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Nguyên nhân gây sỏi thận

Nguyên nhân gây sỏi thận

Bệnh sỏi thận không quá xa lạ đối với chúng ta, bởi thực tế đây là căn bệnh không trừ một đối tượng nào. Thế nhưng, do thiếu hiểu biết và không chịu tìm hiểu thông tin thật kỹ về nguyên nhân gây soi thận để phòng chống hay các triệu chứng cơ bản để phát hiện kịp thời mà rất nhiều bệnh nhân khi tới cơ sở y tế đã lâm vào tình cảnh bệnh nặng, khó cứu chữa.

nguyen-nhan-benh-soi-than2

Trong cuốn sách bệnh học thận tiết niệu (ĐH Y khoa Hà Nội) có ghi: Sỏi thận là những tinh thể rắt hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn tới vài cm.

Nguyên nhân gây sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân hình thành và gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang. Vậy, đâu là con đường dẫn tới căn bệnh này?

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin…

Ăn mặn nhiều dầu mỡ

Những người có thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Thói quen uống ít nước

Đây cũng là một nguyên nhân gây sỏi thận bởi khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài

Mô thận sẽ có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài thì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.

Nhịn ăn sáng

Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt vào buổi sáng, cơ thể cần nhiều năng lượng sau 1 đêm ngủ dài. Tuy nhiên, việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận. Đây cũng là nguyên gây sỏi thận thường gặp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Người bệnh có thể căn cứ vào các triệu chứng bệnh lý sau để nhận biết và tới cơ sở y tế chuyên khoa khám chữa kịp thời.

  • Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn.

Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận. Đối với những trường hợp nghiêm trọng có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện dần và cần có sự can thiệp của y học ngay lập tức.

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ cũng là dấu hiệu cần chú ý. Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
  • Người bị sỏi thận hay sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
  • Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu, tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn gây ra tình trạng nước tiểu ít, chảy chậm, chảy thành tia nhỏ và thường xuyên buồn tiểu.
  • Tiểu ra máu là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu ra máu.

Điều trị bệnh sỏi thận thế nào?

Khi đã biết về nguyên nhân gây sỏi thận, các bác sĩ sẽ căn cứ vào cấp độ bệnh để đưa ra phương án điều trị thích hợp, thường là:

  • Điều trị nội khoa

Đối với kích thước viên sỏi nhỏ hoặc giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, các bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Đây được xem như là phương pháp khá an toàn, phù hợp với đại đa số người bệnh và còn đem lại sự hiệu quả trong điều trị.

Để đạt được điều đó cần phải có sự kết hợp các giữa yêu cầu khi sử dụng thuốc như: Tăng khả năng bào mòn sỏi, rút ngắn thời gian điều trị. Tăng lượng nước tiểu qua thận để giúp đưa sỏi ra ngoài dễ dàng hơn. Chống viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa biến chứng.

  • Điều trị ngoại khoa

Các bác sĩ sẽ cân nhắc tới hướng điều trị ngoại khoa, lấy sỏi ra ngoài, khi kích thước sỏi quá lớn gây ra những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng, cần được cấp cứu tức thời. Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng như: Nội soi tán sỏi qua da mà không cần mổ, tán sỏi nội soi, mổ nội soi…

Như vậy, với những thông tin về nguyên nhân gây sỏi thận cũng vấn đề liên quan, hi vọng đã giúp người có cái nhìn sâu sắc hơn trong việc phòng và chữa bệnh.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.