Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho hay vì sao trẻ nhỏ dễ mắc phải những con ho kéo dài là điều mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tình trạng này xảy ra rất phổ biến không phân biệt độ tuổi. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, lúc này cơ thể bé vẫn còn non nớt và dễ bị vi khuẩn tấn công nên cha mẹ cần hết sức lưu ý, theo dõi thật kỹ để đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, tìm ra đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Theo tài liệu y khoa, ho là một phản xạ tự nhiên của đường hô hấp, dù đó là người lớn hay trẻ nhỏ. Đây là một phản ứng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại và đương nhiên nó không gây hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, họ lại là dậu hiện bệnh lý, báo hiệu cơ thể bạn đã bị nhiễm virus vi khuẩn và gây ra những nguy hại nhất định.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh có dấu ho khan hoặc ho cớ đờm, cha mẹ cần hết sức lưu ý để theo dõi tiếng ho của trẻ, từ đó xác định nguyên nhân, có phương án can thiệp hiệu quả.
- Trẻ bị dị ứng hoặc nhiễm lạnh
Hầu hết, trẻ ho nhiều mỗi khi có gió mùa hoặc không khí lạnh về vì khi bị lạnh, đường thở sưng lên và kích thích các cơn ho xót ruột. Với trẻ sơ sinh ho do nguyên nhân này thường không có biểu hiện rõ rệt, không sốt, không chảy nước dãi, chỉ ho khan. Cơn ho khan thường nhẹ và không mấy khi ho rũ rượi kéo dài.
- Cảm cúm
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho cũng có thể do cảm cúm thường sẽ do virus cúm gây ra. Virus cúm có phổ biến gây bệnh ở đường hô hấp nên cảm cúm rất hay có ho. Điểm dễ nhận dạng ở loại ho này là ho là có sốt, có chảy mũi dịch trong, có ho khan, không có khó thở.
- Viêm mũi
Ho do viêm mũi là do dịch mũi của trẻ chảy xuống họng. Ho dạng này có đặc điểm ho khan, hay có chảy mũi, có thở khò khè ngay cổ họng, tiếng thở khụt khịt và bé hay nằm lăn bên này lăn bên kia để thở. Ở những trường hợp ho do viêm mũi, một số bé cáu quá khóc lên như để xả cơn khó chịu.
- Viêm họng
Ho dạng viêm họng là loại ho hay kèm theo dịch đờm. Có một số trẻ ho khan tuy nhiên tỷ lệ không lớn. Khi ho do viêm họng, trẻ sẽ sốt kèm theo khó thở. Ho thủng thẳng 2-3 tiếng, ít khi ho cơn nhưng tần suất ho thì lặp lại liên tục cả ngày và đỡ hơn khi đi ngủ.
- Viêm tai giữa
Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cũng có thể dẫn đến ho, lý do là bởi dịch mủ chảy xuống họng gây ra ho. Điểm dễ nhận biết chính là việc dịch mủ chảy ra tai khiến trẻ khó chịu. Khi ho thì cơn đau tai có dấu hiệu thuyên giảm. Trong trường hợp này, nhiều trẻ chảy mủ viêm tai nhưng không sốt nên sốt không được coi là dấu hiệu đặc trưng.
- Viêm phế quản
Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phế quản có thể có sốt hoặc không có sốt. Nếu có sốt thì trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus hoặc nhiễm cả hai và lan xuống phế quản. Nếu không sốt thì đường thở của bé bị lạnh và tiết dịch.
Với những bé sơ sinh bị ho do viêm phế quản thì tiếng ho ban ngày và ban đêm như nhau, ho theo cơn, thường có dịch đờm thậm chí hay gây ra nôn trớ.
- Viêm phổi
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho cũng có thể do bệnh viêm phổi. Bệnh này thường do vi khuẩn loại phế cầu khuẩn gây ra. Cũng có khi do vi khuẩn Hemophilus influenzae typ B hay còn gọi là Hib gây ra. Một số trẻ khác thì do vi cúm hoặc vi rút cúm gia cầm gây ra.
Nhìn chung đã viêm phổi thì bé sẽ thường xuyên có sốt, có khó thở, có ho dữ dội, ho theo cơn, ban ngày và ban đêm ho như nhau. Bé thường có lầy nhầy dịch ở mũi, miệng, họng. Khi nôn trớ thì dịch đờm ra từng tràng dài.
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho?
Từ những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho trên đây có thể thấy, có rất nhiều nguy cơ bệnh lý rình rập thông qua tiếng ho mà nếu không để ý hoặc không điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị viêm phổi rất nặng hoặc nhiễm trùng huyết, viêm màng não do vi khuẩn hoặc mất nước do nôn quá nhiều,… thậm chí là đe dọa tính mạng.
Vậy, các bậc phụ huynh cần phải làm gì trong trường hợp này? Các chuyên gia cho biết, việc thay đổi thói quen trong ăn uống sinh hoạt là rất cần thiết để phòng và chữa bệnh khi bị ho ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần chú ý:
- Cho trẻ bú sữa mẹ: Với trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn kém nên khả năng bị ho thường sẽ rất cao nên cần cho con bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Hạn chế cho trẻ đến những chỗ đông người chẳng hạn như công viên, trung tâm mua sắm… bởi ở đó có những mầm mống gây bệnh có thể truyền nhiễm cho bé.
- Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sơ sinh là cách an toàn nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh, đối tượng mà sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Chăm sóc tốt cho trẻ vào những thời điểm giao mùa bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh tương đối thấp do đó khi thời tiết thay đổi các tác nhân gây bệnh sẽ càng phát triển mạnh làm cho bé dễ bị ho.
- Tạo môi trường sống sạch sẽ thoáng mát, loai bỏ các chất bụi bẩn, độc hại chứa rất nhiều vi khuẩn có hại và chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé thông qua đường hô hấp.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là biện pháp đơn giản để phòng tránh sự lây lan của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh truyền nhiễm và triệu chứng ho ở trẻ sơ sinh.
Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay áp dụng các phương pháp truyền miệng để chữa trị mà cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho và có phương pháp điều trị tốt nhất.