Rong kinh được hiểu là tình trạng rối loạn kinh nguyện thường gặp ở phụ nữ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hiện tượng này. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc hiểu đúng và nắm vững kiến thức về hiện tượng rong kinh ở nữ giới sẽ giúp chị em không quá hoang mang khi mắc bệnh đồng thời biết rõ cách điều trị giúp bệnh nhanh khỏi. Các chuyên gia nhấn mạnh, nếu không được chữa trị kịp thời, chị em sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này. Đừng bỏ qua những thông tin chuẩn nhất về căn bệnh đặc trưng của phụ nữ sau đây nhé.
Rong kinh là gì?
Rong kinh được hiểu là tình trạng chu kỳ “đèn đỏ” của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml.
Bạn có thể bị rong kinh cơ năng (là tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày mà không do những tổn thương đang có ở tử cung hoặc buồng trứng) nhưng đó cũng có thể là hiện tượng rong kinh thực thể (là tình trạng rong kinh do có tổn thương ở tử cung hay buồng trứng, như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang…). Nguyên nhân của tình trạng rong kinh được phân loại cụ thể như sau:
Rong kinh cơ năng có hai loại nguyên nhân chính:
- Rối loạn đông máu: Chủ yếu là bệnh huyết sinh (hemogenia), biểu hiện bằng thời gian chảy máu kéo dài và rong kinh ngay từ kỳ hành kinh đầu tiên.
- Rối loạn nội tiết: Chủ yếu là tình trạng không phóng noãn, nguyên nhân khá phức tạp, có thể do vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng.
Rong kinh thực thể do những nguyên nhân sau:
- Là biểu hiện có 1 số bệnh phụ khoa như: viêm bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung…
Nhận biết mình bị rong kinh bằng cách nào?
Cách nhận biết mình bị rong kinh rõ nhất là ở chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy nó kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu đã mất sẽ nhiều hơn 80ml. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng về việc lượng máu chảy nhiều hơn, có thể xuất hiện các cục máu đông trong kỳ “đèn đỏ”.
Đồng thời bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng thiếu máu rõ hơn như mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, xanh xao, yếu cơ, khó thở,…
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ngoài cách nhận biết mình bị rong kinh quá dấu hiệu cơ thể, để biết chắc chắn tình trạng rong kinh của bạn là cơ năng hay thực thể bạn cần được bác sỹ thăm khám và làm xét nghiệm đầy đủ thông qua các phương pháp như:
- Xét nghiệm công thức máu
- Xét nghiệm Pap
- Sinh thiết nội mạc tử cung
- Siêu âm
- Chụp tử cung vòi trứng
- Nội soi buồng tử cung
Đối tượng nào dễ bị rong kinh?
Rất nhiều người cho rằng, chỉ có phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mới bị rong kinh? Điều này không chính xác. Hiện tượng rong kinh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, kể cả ở độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Tuy nhiên, trường hợp bị rong kinh ở các bé gái đang độ dậy thì hay giai đoạn tiền mãn kinh, nguyên nhân chủ yếu có thể là do rối loạn nội tiết tố và sẽ dần ổn định lại sau khi điều chỉnh nội tiết tố.
Còn ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, tình trạng rong kinh nguy hiểm hơn nhiều vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm ở cơ quan sinh sản, có thể liên quan đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn nếu không điều trị đúng cách và kịp thời.
Cách phòng tránh và điều trị rong kinh
Các chuyên gia cho biết, để phòng tránh hiện tượng rong kinh – rong huyết, trước hết chị em cần phải vệ sinh sạch sẽ tránh viêm nhiễm vùng kín. Bên cạnh đó, cần phải hạn chế dùng thuốc tránh thai, cần quan hệ tình dục đúng tư thế để không gây ảnh hưởng đến niêm mạc cổ tử cung.
Lời khuyên tốt nhất dành cho chị em là cần phải đi khám bác sỹ kịp thời khi có biểu hiện rong kinh – rong huyết, vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mất máu nhiều khiến người bệnh bị choáng váng, mệt mỏi,… gây nên viêm nhiễm nặng và có thể dẫn đến vô sinh. Nếu để nặng thì khả năng điều trị phục hồi xảy ra thấp, gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng sinh nở.
Chị em cần tránh stress căng thẳng, ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Khi xảy ra biểu hiện của bệnh cần phải nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều hay làm việc quá sức.
Hiện tại trên thị trường cũng có một số loại thuốc điều trị rong kinh – rong huyết nhưng chị em tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng mà chưa có sự chẩn đoán kê đơn từ phía bác sĩ, có thể sẽ gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.
Bên cạnh đó thì với những người bị rong kinh thì việc bổ sung sắt là việc không thể không làm để ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt bằng dạng viên nén 1 lần mỗi ngày sau bữa ăn để tránh táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung chất sắt cho cơ thể như thịt bò, rau bina, ngũ cốc, các loại sò, hạt bí,…
Trên đây chỉ là những cách nhận biết mình bị rong kinh theo dấu hiệu đặc trưng trên cơ thể, muốn chắc chắn bạn cần được thăm khám và thực hiện xét nghiệm cụ thể. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng rong kinh ở nữ giới, chị em nên tới trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn.