Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Những biểu hiện khi bạn nhiễm sán lợn

Những biểu hiện khi bạn nhiễm sán lợn

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay đã có 55 tỉnh thành phát hiện nhiều ca bệnh nhiễm sán lợn. Đây là loại ký sinh trùng có khả năng xâm nhập vào hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,…và có thể gây ra động kinh, viêm não, mù lòa,…Đặc biệt sau sự việc hơn 200 trẻ ở Bắc Ninh được xác định bị nhiễm sán lợn càng khiến cộng đồng hoang mang, lo lắng.

Trước thực trạng này, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, chủ động tìm hiểu những biểu hiện khi bạn nhiễm lợn là cách thiết thực giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân khỏi căn bệnh này.

trieu-chung-benh-san-lon

Những biểu hiện khi bạn nhiễm sán lợn

Bệnh sán lợn (còn gọi là bệnh lợn gạo), đây là một diện bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng hoặc sán trưởng thành (Taeniasolium). Chúng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là thịt lợn chưa được chế chiến chín hoàn toàn. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai ăn phải nguồn thịt lợn nhiễm sán, đặc biệt là trẻ em do sức đề kháng, hệ tiêu hóa còn non nớt.

Trên thực tế điều trị bệnh sán lợn cho thấy: loại kí sinh trùng này bắt đầu vào cơ thể qua ăn uống, xuống dạ dày, đến ruột non, sau đó di chuyển chuyên qua các ống tiêu hóa và tùy theo vị trí gây bệnh: mắt, cơ vân, não bộ,…mà có những triệu chứng biểu hiện khác nhau.

Tuy nhiên, bạn có thể chú ý đến các biểu hiện lâm sàng dưới đây để nhận biết bệnh sán lợn:

  •  Rối loạn tiêu hóa: hệ tiêu hóa là điểm dừng chân đầu tiên khi sán lợn xâm nhập vào cơ thể con người. Tùy theo số lượng và mức độ trưởng thành của sán mà những biểu hiện liên quan đến rối loạn tiêu hóa sẽ nặng hoặc nhẹ. Điểu hình là những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân và buồn nôn kéo dài/
  • Hiện tượng co giật: Khi sán làm tổ trên não bộ sẽ gây ra tình trạng co giật, một số ít sẽ cảm thấy đau đầu. Ở trẻ em, tình trạng co giật hoặc ngất xỉu bất ngờ có thể xảy ra và để lại nhiều hệ lụy liên quan đến thần kinh sau này.
  • Trong chất thải có trứng sán hoặc đốt sán:

Trên thực tế, cơ thể chúng ta có cơ chế tự đào thải các loại ký sinh trùng có hại, do đó quan sát trong chất thải hàng ngày, bạn có thể thấy những đốt sán tự rụng theo pjaan ra ngoài. Đó là những đoạn nhỏ, dài khoảng 1 cm, hình dẹp, đầu phẳng, có màu trắng ngà như xơ mít.

Ở một số trường hợp, bạn có thể thấy xuất hiện trứng sán lẫn trong chất thải hoặc sán bò ra ngoài hậu môn gây ngứa ngáy, khó chịu.

  •  Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu máu sụt cân bất thường:

Sán khi xâm nhận vào cơ thể người sẽ dùng chính dinh dưỡng, máu trong cơ thể vật chủ để tồn tại và phát triển. Đó là lý do khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, cân bị giảm bất thường do không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có tình trạng chóng mặt, váng vất đầu óc do thiếu máu. Đây cũng là cảnh báo có sự tồn tại của sán trong cơ thể.

  • Gặp vấn đề về mắt: ấu trùng sán có thể di chuyển đến mắt và khiến bộ phận này bị tổn thương như phù võng mạc, xuất huyết, suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
  • Xuất hiện các u nang dưới da: có dạng nốt sần, di động, có nhiều ở thân, chân và tay gây đau.

Điều trị và phòng tránh bệnh nhiễm sán lợn hiệu quả

Hiện nay, điều trị sán chủ yếu vẫn dùng các loại thuốc kháng sinh chuyên khoa, thời gian chưa trị có thể kéo dài 2 tuần đảm bảo trứng sán được tiêu diệt tận gốc.

Lưu ý: không tự ý mua thuốc tẩy giun sán ở ngoài tự điều trị tại nhà, điều này khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp. Tốt nhất hãy đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị đúng cách, kịp thời.

* Bên cạnh đó, hãy phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sán lợn bằng cách:

  • Không sử dụng thịt lớn ốm, lợn chết không rõ nguyên nhân để chế biến thức ăn.
  • Không ăn thịt lớn tái, nấu chưa chín, nem chua sống, các loại rau sống chưa được ngâm rửa sạch sẽ để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ nhiễm sán trưởng thành và trứng sán.

Hãy đảm bảo các thực phẩm được chế biến từ lợn được nấu kỹ ở nhiệt độ 75oC trong vòng 2 – 5 phút.

  •  Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ sơ chế thịt lợn, không dùng chung thớt cho cả đồ sống và đồ chín.
  • Vệ sinh toilet đúng cách, thường xuyên, đặc biệt những nhà vệ sinh công cộng để tránh lây nhiễm sang người khác.
  • Những người nghi ngờ bị nhiễm sán, hãy đến cá cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, chú ý không phóng uế bừa bãi ra môi trường tránh lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.
  • Không chăn thả lợn bừa bãi, nhất là thời điểm dịch bệnh sán lợn đang lây lan. Những đàn lợn phát hiện nhiễm sán cần được thiêu hủy đúng cách.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.