Trang chủ » Tin liên quan » Những điều cần biết về bệnh đau dây chằng ở phụ nữ mang thai

Những điều cần biết về bệnh đau dây chằng ở phụ nữ mang thai

Đau dây chằng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây ra không ít khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy, làm sao để điều trị bệnh đau dây chằng ở phụ nữ mang thai mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Chị em hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bệnh đau dây chằng ở phụ nữ mang thai

Dây chằng là một nhóm mô xơ cứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ hoạt động của các cơ bắp, nâng đỡ các cơ quan nội tạng trong đó có tử cung. Dây chằng được gắn vào mỗi bên của tử cung, bên thành khung xương chậu. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung có thể nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai,… dây chẳng của người mẹ theo đó cũng bị giãn ra. Từ đó gây ra hiện tượng đau nhói, hoặc đau nhức âm ỉ.

Thông thường, đau dây chằng sẽ xuất hiện khi mẹ bầu bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ, với những cơn đau nhẹ, tần suất ít. Tuy nhiên, vào 3 tháng cuối của thai kỳ, các cơn đau sẽ nặng hơn, tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn do lúc này thai nhi đã phát triển và lớn hơn.

Biểu hiện của bệnh đau dây chằng ở phụ nữ mang thai

Đau dây chằng thường là những cơn đau vùng bụng dưới, đôi khi ở sâu bên trong háng hoặc kéo dài lên trên và lan ra phía ngoài hông. Thậm chí, đau dây chằng có thể diễn ra ở vùng khung xương chậu, đùi lưng hoặc bụng của mẹ bầu. Các cơn đau dây chằng thường sẽ gây ra cảm giác nặng nhè ở vùng đau, kèm theo đó là cảm giác đau nhói khi mẹ thay đổi tư thế, hoặc đau âm ỉ trong suốt một khoảng thời gian dài.

Thông thường đau dây chằng sẽ xuất hiện trong một số trường hợp như:

  • Đau khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí, chẳng hạn như thai phụ đang đi ra khỏi giường, đứng dậy ho.
  • Đau khi mẹ bầu đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu.
  • Đau khi mẹ bầu vận động nhiều, đi lại nhiều.
  • Đau khi làm việc nặng, quá sức.
  • Phụ nữ sinh con nhiều lần.

Ngoài ra, một số trường hộ các cơn đau dây chằng xuất hiện cùng với các triệu chứng như: đau dữ dội kéo dài, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn và nôn,….Khi gặp các triệu chứng này, chị em cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo em bé đang gặp nguy hiểm.

Chị em cần làm gì khi bị đau dây chằng?

Khi bị đau dây chằng, giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất dành cho chị em đó là nghỉ ngơi và hạn chế đứng, ngồi lâu.

Nếu mẹ bị đau trong lúc ngủ, mẹ hãy nằm nghiêng người về bên không đau, đồng thời co đầu gối lên trên về phía bụng, kê gối mềm bên dưới bụng, giữa hai chân và phía sau lưng để giảm tối đa áp lực của dây chằng.

Nếu cơn đau dữ dội và khó chịu, mẹ bầu có thể chườm nóng lên vùng bị đau bằng khăn nhúng nước ấm để làm dịu các cơn đau. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tới nhiệt độ của nước, tránh nước quá nóng gây bỏng da. Ngoài ra, mẹ cũng không nên chườm nóng quá lâu, chỉ nên chườm từ 15 – 20 phút, bởi  việc chườm lâu sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ vùng bụng.

Mẹ bầu có thể giảm cơn đau bằng việc sử dụng đai đỡ bụng bầu khi phải đứng hoặc ngồi lâu hay di chuyển nhiều. Đai đỡ bụng này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt áp lực của bụng bầu hiệu quả lên dây chằng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lệ thuộc, sử dụng quá nhiều đai đỡ bụng. Bởi, như vậy sẽ khiến các dây chằng cũng như cơ lưng hông hoạt động ít đi, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng như: trương lực sau sinh của mẹ bầu. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Tập thể dục thường xuyên khi mang thai cũng là một trong những cách giảm đau dây chằng hiệu quả. Bởi, các bài tập giúp các cơ, dây chằng khỏe và co giãn tốt hơn. Trong quá trình mang thai, mẹ nên  tập một số môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, thiền, đi bộ, bơi lội,… Trước khi đi vào luyện tập, mẹ hãy khởi động để các cơ và khớp thật linh hoạt nhé.

Trong trường hợp mẹ bầu đang làm việc lao động chân tay như nấu cơm, lau nha,…mà bị đau dây chằng thì mẹ nên ngừng hoạt động lại ngay để xem cơn đau có giảm hay không. Mẹ hãy quay trở lại công việc khi mình cảm thấy thoải nhất, tránh lao động quá sức ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như em bé trong bụng.

Đối với mẹ bầu phải làm công việc ngồi nhiều như: thợ may, dệt vải,…thì thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại để các cơ thư giãn thoải mái hơn cũng như giảm thiểu những cơn đau dây chằng hiệu quả.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp chị em hiểu đúng về bệnh đau dây chẳng ở phụ nữ mang thai. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, chị em có thể để lại số điện thoại ngay dưới bài viết này hoặc gửi câu hỏi về thư mực tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.