Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Những Điều Cần Biết Về Tuổi Dậy Thì

Những Điều Cần Biết Về Tuổi Dậy Thì

Nắm bắt được những thông tin cũng như hiểu rõ tâm lý, sinh lý ở tuổi dậy thì sẽ giúp các bạn trẻ biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn và giúp các bậc phụ huynh thêm hiểu con và chia sẻ cùng con cũng như giúp con phát triển bản thân. Vì vậy, mọi người đừng bỏ qua những điều cần biết về tuổi dậy thì được cung cấp trong bài viết dưới đây

  1. Tuổi dậy thì là giai đoạn nào

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian mà các bé phát triển đến một cột mốc nào đó và bắt đầu trưởng thành về mặt tình dục. Dậy thì liên quan đến nhiều biến đổi về tâm sinh lý trong cơ thể, làm hoàn thiện khả năng sinh sản và đặc điểm giới tính.

Thời gian bắt đầu quá trình dậy thì ở mỗi người là khác nhau. Tuổi dậy thì ở các bé gái thường là từ 10 đến 14 tuổi, còn ở bé trai thì thường muộn hơn, khoảng từ 12 – 16 tuổi.

Những điều cần biết ở tuổi dậy thì

  1. Nguyên nhân nào gây ra dậy thì?

Dậy thì là quá trình tự nhiên của cơ thể để trưởng thành về mặt sinh lý và tình dục. Vùng dưới đồi não và tuyến yên tiết ra hormone gonadotropin-releasing làm bắt đầu quá trình dậy thì.

Hormone gonadotropin-releasing kích thích tuyến yên để tạo ra hormone kích thích hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Hai loại hormone này giúp thúc đẩy các cơ quan sinh dục của nam và nữ giới (tinh hoàn và buồng trứng) bắt đầu sản xuất các hormone giới tính phù hợp, bao gồm estrogen và testosterone.

  1. Những dấu hiệu khi bé đến tuổi dậy thì là gì?

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái và bé trai là có sự khác nhau và cũng tùy cơ địa, thể trạng của từng người mà các dấu hiệu dậy thì cũng có sự khác nhau.

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái

  • Khi mới bắt đầu dậy thì, bé gái sẽ có những dấu hiệu như:

+       Dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở bé gái là ngực bắt đầu phát triển, đầu vú to ra và mềm, một bên vú bắt đầu phát triển trước 1-2 tháng so với bên còn lại.    

+       Xuất hiện lông mu và lông ở tay, chân.

  • Sau 1-2 năm kể từ khi bắt đầu dậy thì, bé gái sẽ có những dấu hiệu sau:

+       Vú tiếp tục phát triển và trở nên đầy đặn hơn

+       Xuất hiện kinh nguyệt

+       Lông mu trở nên thô hơn và xoăn

+       Lông nách bắt đầu phát triển

+       Mồ hôi đổ nhiều

+       Xuất hiện mụn trứng cá

+       Âm đạo bắt đầu tiết dịch

+       Cơ thể phát triển mạnh mẽ, tăng cân, thay đổi hình dáng cơ thể, hông tròn và vòng eo dần bị thu hẹp.

Sau khoảng 4 năm dậy thì, bé gái sẽ có dấu hiệu vú phát triển hoàn toàn, lông mu có thể lan ra đùi trong, bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ và ngừng phát triển chiều cao.

Dấu hiệu dậy thì ở bé trai

  • Bé trai thường dậy thì chậm hơn so với bé gái và khi mới bắt đầu dậy thì, bé trai thường có những dấu hiệu như:

+       Dấu hiệu đầu tiên đánh dấu bé trai bước vào tuổi dậy là tinh hoàn phát triển hơn, da bìu bắt đầu mỏng và đỏ lên.

+       Lông mu bắt đầu xuất hiện tại gốc dương vật.

  • Sau 1-2 năm khi có các dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì bắt đầu thì bé trai sẽ có các dấu hiệu sau:

+       Dương vật và tinh hoàn phát triển hơn, bìu dần dần trở nên tối màu hơn

+       Lông mu trở nên dày và xoăn hơn

+       Lông nách bắt đầu phát triển

+       Bắt đầu đổ mồ hôi nhiều

+       Thường bị mộng tinh (xuất tinh không kiểm soát khi ngủ)

+       Vỡ giọng và giọng trầm hơn. Trong một thời gian, bé trai sẽ có sự thay đổi nhanh về giọng nói

+       Xuất hiện mụn trứng cá

+       Cơ thể tăng trưởng mạnh mẽ, chiều cao trung bình tăng 7-8cm một năm và cơ bắp phát triển hơn.

Sau khoảng bốn năm bước vào tuổi dậy thì, bé trai sẽ có các dấu hiệu bộ phận sinh dục trưởng thành và lông mu đã lan rộng đến bên trong đùi, râu bắt đầu phát triển, chiều cao phát triển chậm. Hầu hết nam giới sẽ hoàn toàn trưởng thành năm 18 tuổi.

  • Lưu ý:

Đối với nhiều trẻ thì giai đoạn dậy thì là khoảng thời gian khó khăn khi phải đối diện với những thay đổi của cơ thể. Song đối với một số trẻ khác, dậy thì lại là khoảng thời gian thú vị, khi trẻ phát triển nhiều cảm xúc và cảm giác mới lạ.

Tuy nhiên, những thay đổi đột ngột về cảm xúc có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm vì thế các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và quan tâm, chia sẻ cùng với trẻ nhiều hơn.

Những lưu ý tuổi dậy thì

  1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì?

Dậy thì sớm

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ chẳng hạn như:

+       Giới tính: bé gái thường  dậy thì sớm hơn bé trai.

+       Chủng tộc: trẻ em người Mỹ gốc Phi thường dậy thì sớm hơn so với trẻ em thuộc các chủng tộc khác.

+       Béo phì: Những em bé bị béo phì, thừa cân sẽ có nguy cơ dậy thì sớm hơn so với các bé bình thường, thiếu cân.

+       Hormone giới tính: tiếp xúc với estrogen hay testosterone qua các sản phẩm như kem, thuốc mỡ hoặc các chất khác có chứa hormone sinh dục (thuốc người lớn, chế độ ăn uống) có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

+       Mắc một số bệnh: dậy thì sớm có thể là biến chứng của hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh. Trong trường hợp hiếm, dậy thì sớm cũng có thể do suy giáp gây ra.

+       Bức xạ trị liệu: việc xạ trị cho các khối u, ung thư máu hoặc các can thiệp tương tự lên hệ thống thần kinh trung ương có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Dậy thì muộn

Cả bé gái và bé trai đều có thể xảy ra tình trạng dậy thì muộn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì muộn, bao gồm:

+       Bất thường tuyến yên bẩm sinh.

+       Đột biến gen hoặc rối loạn nhiễm sắc thể

+       Bệnh giảm khứu giác

+       Rối loạn ăn uống, suy dinh dưỡng

+       Bệnh hệ thống mãn tính

+       Tập thể dục quá mức

+       Mắc phải những bất thường tuyến sinh dục bẩm sinh.

  1. Khi nào bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ?

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể, các dấu hiệu đó là:

+       Chậm phát triển về thể chất và giới tính, sau 14 tuổi mà vẫn chưa dậy thì.

+       Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng

+       Rối loạn hình ảnh cơ thể bản thân

+       Các dấu hiệu về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, thất thần cảm xúc, hiếu chiến, tự kỷ, tăng động…

+       Sử dụng ma túy, các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

Những chú ý về tuổi dậy thì

  1. Ở tuổi dậy thì con có cần khám sức khỏe định kỳ không?

Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách để phát hiện ra những rối loạn và đồng thời kiểm tra mức độ tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ có bình thường hay không.

Trong buổi khám, các bác sĩ sẽ cho bé làm các bài tập thử nghiệm và đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ cũng sẽ hỏi những câu hỏi về gia đình, bạn  bè và các hoạt động thường ngày để biết được trẻ có đang vận động đúng cách hay không.

Tốt hơn hết, các bậc cha mẹ nên để trẻ được trò chuyện riêng tư với bác sĩ. Điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội chia sẻ với bác sỹ những vấn đề khó nói, khó chia sẻ với cha mẹ và giúp các bác sỹ có thể nắm rõ tình trạng của trẻ để có những lời khuyên, những chỉ định tốt nhất.

Ngoài việc thăm khám sức khỏe tổng thể, sức khỏe sinh sản, gặp bác sỹ tâm lý thì các bậc cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám răng, hàm, mặt định kỳ.

  1. Bố mẹ có thể giúp con vượt qua tuổi dậy thì bằng cách nào?

Để biết cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả và đúng đắn thì ngoài việc làm bạn với con, các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm một số cách sau đây:

+       Giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, hoa quả tươi, rau củ và thực phẩm lành mạnh.

+       Khuyến khích con luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.

+       Giúp con nghỉ ngơi đủ và đúng giờ, hạn chế cho con sử dụng điện thoại, máy tính và tivi vào buổi tối

+       Hướng con theo hướng suy nghĩ trưởng thành hơn, tham gia vào việc xây dựng và gìn giữ những quy tắc trong gia đình, trò chuyện về các vấn đề hiện tại.

+       Tìm ra các cách khác nhau để giải quyết vấn đề và thảo luận những tình huống có thể xảy đến. Đừng có những hành vi, lời nói xúc phạm, tổn thương hoặc ngăn cấm cảm xúc của trẻ.

+       Không được chì chiết, trách móc, mắng nhiếc trẻ khi trẻ không đạt được thành tích như mình mong muốn mà hãy cùng trẻ tìm ra nguyên nhân đề giúp con khắc phục và phát triển tốt hơn

+       Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ dậy thì, thì điều quan trọng nhất là bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng con luôn được yêu thương và quan tâm, thậm chí ngay cả khi mình không đồng ý với những gì trẻ làm, nhưng đó là vì muốn tốt cho con.

+       Đặc biệt, các bậc cha mẹ phải chú ý đến vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ để trẻ biết định hướng và chăm sóc sức khỏe giới tính của mình tốt hơn.

  1. Làm thế nào để dậy thì thành công

Để trẻ dậy thì thành công, các bậc cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách

          +       Đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng, phong phú và giàu chất dinh dưỡng:

Trong giai đoạn trẻ dậy thì, nguồn thức ăn là rất quan trọng đối với việc dậy thì thành công. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ nguồn thức ăn đa dạng, phong phú và giàu chất dinh dưỡng bao gồm: chất đạm, chất béo, canxi, chất sắt và I ốt.

          +       Luyện tập thể dục thể thao:

Giai đoạn dậy thì là thời điểm mà chiều cao phát triển nhanh nhất. Vì vậy, tập thể dục hằng ngày là yếu tố không thể thiếu nếu muốn trẻ dậy thì thành công và có chiều cao lý tương.

          +       Uống đủ nước:

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn đang dậy thì. Bởi thiếu nước sẽ khiến các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, đồng nghĩa với việc tỷ lệ phát triển cũng chậm lại. Vì thế cung cấp từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể phát triển một cách toàn diện.

          +       Ngủ đúng giờ, đủ giấc và hạn chế thức khuya:

Việc thức khuya hoặc ngủ không đủ 8 giờ mỗi ngày sẽ làm sự phát triển của các cơ quan và sự phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, thức khuya còn khiến dễ bị nổi mụn, da sạm lại… Vì thế, để dậy thì thành công thì nên tạp cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Và không để trẻ thức khuya.

Trên đây là những thông tin về dậy thì hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm bắt được. Những thay đổi của con trong giai đoạn dậy thì và giúp trẻ dậy thì thành công.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.