Hỏi:
“Mới tập 1 nên em còn nhiều bỡ ngỡ lắm, hơn nữa em muốn chuẩn bị thật chu đáo trước khi em bé ra đời. Phải làm sao để vừa chăm con tốt và lại giữ được vóng dáng, nhất là ở vùng “núi đôi”. Em nghe nhiều chị nói nếu không biết các chăm sóc núm vú sau sinh, không những phải chịu tổn thương, đau đớn mà còn gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến tuyến sữa cho con. Vậy nên, những điều chị em cần biết khi chăm sóc núm vú là gì thưa bác sỹ? Em mong sớm nhận được lời khuyên ạ?”.
Trần Tuyết M (23 tuổi, Hòa Bình)
Gmail: mekhoaitay**@gmail.com.
Đáp:
Không chỉ thời còn con gái, mà ngay cả khi bước vào cuộc sống hôn nhân, sau sinh… thì chị em càng cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc cơ thể, nhất là đôi “nhũ hoa”. Đây không chỉ là món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho phái đẹp, mà còn là điều thiêng liêng cao quý trong lòng mỗi người làm mẹ.
Bởi vậy, tìm hiểu và học cách chăm sóc núm vú là điều rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, không chỉ giúp bạn gìn giữ vóc dáng, thẩm mỹ mà còn là biện pháp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Núm vú và những điều chị em chưa biết?
Nhũ hoa là từ dùng để miêu tả vùng ngực, núm vú ở nữ giới. Mỗi người con gái khi đến tuổi dậy thì sẽ có kích thước nhũ hoa khác nhau, tùy vào cơ địa hoặc do gen di truyền.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc khi nào bạn gái bắt đầu dậy thì và phát triển ngực, bao gồm cả các yếu tố di truyền, cân nặng, mức độ luyện tập thể thao, chế độ dinh dưỡng, lối sống, tâm lý và sức khỏe có đang mắc bệnh không?.
Với mỗi người thì khoảng thời gian để ngực phát triển hoàn chỉnh sẽ khác nhau, trung bình là từ 3-5 năm. Tuổi bắt đầu phát triển ngực sẽ không quyết định được kích thước ngực.
Đa số các bé gái sẽ phát triển ngực ở độ tuổi 11-12 tuổi, nhưng cũng có những bạn sẽ phát triển ngực khi mới 7-8 tuổi và một vài bạn gái đến tận 15 tuổi mới phát triển ngực. Tuy nhiên, nếu bạn gái đã trên 15 tuổi mà vẫn chưa phát triển ngực chút nào thì bạn nên nói với cha mẹ để được gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Thông thường, chiều dài của nhũ hoa khoảng 2-3 cm, nhưng cũng có người chỉ dài 0,5-1 cm. Một số trường hợp có núm vú bị lõm sâu bên trong. Đặc biệt, kích thước của nhũ hoa có thể thay đổi sau nhiều lần sinh nở, thường dài và to hơn do quá trình cho con bú.
Vậy nên, phải làm sao để giữ gìn được vóc dáng và thẩm mỹ nơi vùng ngực? là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Dưới đây sẽ là những lời khuyên được Bác sỹ chuyên khoa I – Phụ Sản – Nguyễn Thị Nga chia sẻ:
Những điều chị em cần biết khi chăm sóc núm vú trong thời kỳ mang thai và cho con bú là gì?
Chăm sóc núm vú trong thời kỳ mang thai:
- Ở giai đoạn mang thai, hầu hết chị em đều nhận thấy tăng kích thước núi đôi và có sự thay đổi từ màu hồng sang màu sậm hơn, thậm chí là quầng vú thâm đen hơn. Đặc biệt, để bảo vệ núm vệ trong giai đoạn này, chị em cần lưu ý:
- Cần vệ sinh núm vú 1 lần/ngày. Khi vệ sinh, nên dùng vải mềm và nước ấm sạch để lau.
- Nên lựa chọn áo ngực phù hợp với kích thước của núi đôi để tránh bị xệ hoặc bị tổn thương núm vú.
- Nếu có hiện tượng căng tức vùng ngực cần thì hãy massage nhẹ nhàng bằng tay theo cách nâng bầu ngực lên, nắn nhẹ từ ngoài vào trong.
- Nếu nhận thấy nhũ hoa có hiện tượng ngắn, thụt sâu vào bên trong, thì bên cạnh việc massage hàng ngày, chị em có thể tham khảo thêm sự tư vấn từ bác sỹ.
- Ở vào giai đoạn cuối thai kỳ, chị em không tự ý tác động mạnh đến vùng ngực, bởi nếu xoa nắn không đúng cách, có thể dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung, dẫn đến sinh non.
Chăm sóc núm vú trong thời kỳ sau sinh:
- Để khắc phục kịp thời hiện tượng núi đôi chảy xệ, đầu núm vú thâm đen, to hơn về kích thước… chị em cần đặc biệt lưu ý đến quá trình chăm sóc núm vú trong thời kỳ sau sinh như sau:
- Vệ sinh núm vú đúng cách: Ngay sau khi cho con bú, mẹ cần vệ sinh núm vú bằng khăn mềm và nước sạch, bởi việc vệ sinh núm vú không được thực hiện thì nguy cơ dẫn đến viêm cơ tuyến sữa là rất cao.
- Lựa chọn áo ngực thích hợp: Nên chọn loại áo ngực có dây không quá chặt hay quá lỏng để giúp ngực bớt xệ và giảm bớt gánh nặng cho da và vùng mô ngực.
- Tập thể dục: Chị em có thể lựa chọn các bài tập dành cho phụ nữ sau sinh phù hợp nhất như: tập yoga, tập gym… với các động tác tập trung làm nở và săn chắc cơ ngực… chắc chắn sẽ cho hiệu quả rất tốt.
- Chế độ ăn uống thích hợp: Chế độ dinh dưỡng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến “núi đôi”, vì vậy ở giai đoạn này ngoài việc ăn uống đầy đủ các khoáng chất để cải thiện chất lượng sữa, chị em cũng nên bổ sung thêm các dòng thực phẩm tốt cho “nhũ hoa” như: các sản phẩm chế biến từ đậu nành; đu đủ, quả vú sữa…
Trên đây là những điều chị em cần biết khi chăm sóc núm vú ở thời kỳ mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, nếu gặp phải các hiện tượng bất thường như: vùng ngực nổi cục, đau đớn, tiết dịch bất thường ở đầu vú, núm vú thụt sâu… thì chị em cần chủ động đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.