Với tính chất nguy hiểm, khó khăn trong điều trị dứt điểm (đặc biệt là dạng ấu trùng sán), bệnh sán lợn khiến nhiều người hoang mang lo lắng. Điển hình như sự việc xảy ra tại Bắc Ninh và hàng nghìn người đã đổ về Hà Nội để làm xét nghiệm phát hiện bệnh. Vậy, trên thực tế những xét nghiệm cần làm khi nghi ngờ nhiễm sán là gì? và đâu là thời điểm thích hợp để làm các xét nghiệm này. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Những xét nghiệm cần làm khi nghi ngờ nhiễm sán bạn cần biết
Các chuyên gia cho biết: bệnh sán lợn do sán dây trưởng thành và ấu trùng sán gây ra. Sán dây trưởng thành có thời gian ủ bệnh từ 8 – 10 tuần, trong khí đó ấu trùng sán dây lợn khoảng 9 – 10 tuần.
Sau khoảng thời gian này, sán trưởng thành sẽ sống trong ruột non của người, những đốt sán già tự rụng ra, khi phân hủy sẽ giải phóng trứng sán. Nếu ăn phải, sẽ gây ra bệnh ấy trùng sán dây lợn ở người. Hiện nay, xét nghiệm thường được chỉ định để phát hiện sự tồn tại của sán lợn trong cơ thể người.
Vậy, những xét nghiệm cần làm khi nghi ngờ nhiễm sán gồm có:
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm phân để tìm trứng sán hoặc đốt sán do sán dây trưởng thành tự rụng.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm máu để tìm kháng thể do cơ thể tiết ra để kháng lại ấu trùng sán có mặt trong huyết thanh của người bệnh.
Phương pháp xét nghiệm được tiến hành như sau:
- Xét nghiệm phân để tìm trứng có thể tiến hành xét nghiệm trực tiếp hoặc phương pháp Kato.
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng ấu trùng sán dây lợn bằng phương pháp ELISA. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp sinh thiết cơ hoặc chụp cắt lớp não CT scanner để tìm nang sán.
Các chuyên gia nói gì về vấn đề xét nghiệm phát hiện sán?
Hiện nay, người dân đổ xô về các thành phố lớn để tiến hành các xét nghiệm nhằm phát hiện và điều trị bệnh sán lợn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế các trên gia nói gì về vấn đề này:
- Phần lớn giun sán khi vào cơ thể con người sau một thời gian sẽ bị đào thải ra ngoài thông qua chất thải. Hoặc thời gian ủ bệnh lên đến 8 – 10 tuần, do đó tiến hành xét nghiệm (đặc biệt là xét nghiệm máu) rất khó để kết luận chính xác bạn bị nhiễm sán hay không.
Về bản chất, xét nghiệm máu là một kỹ thuật sàng lọc nhằm phát hiện kháng thể và kháng nguyên của ấu trùng sán lợn trong huyết thanh, điều này không có tác dụng với những người khỏe mạnh. Kết quả dương tính là không đủ khẳng định bạn có nhiễm sán hay không. Cần xét nghiệm phân tìm ra trứng sán hoặc đốt sán mới có kết luận chính xác.
Do đó, trước dịch sán đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp, mọi người cần hết sức bình tĩnh, hãy theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể như:
- Rối loạn tiêu hóa, điển hình nhất là đau bụng, buồn nôn kéo dài.
- Có hiện tượng co giật hoặc ngất xỉu.
- Trong chất thải có trứng sán hoặc đốt sán.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu máu, sụt cân bất thường.
- Phù võng mạc, xuất huyết, suy giảm thị lực, mù lòa.
- Nổi các u nang dưới da dạng nốt sần, di động, nổi nhiều ở thân, tứ chi, có cảm giác đau.
Khi đó nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
Nên làm gì khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh?
– Khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như vừa chia sẻ, đừng tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, hãy đến các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
– Thay đổi thói quen ăn uống là cách hiệu quả giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và tái phát:
- Trong đợt dịch hạn chế ăn lợn và các đồ ăn chế biến từ lợn, hãy tìm đến các nguồn cung cấp lợn uy tín để sử dụng.
- Khi chế biến thịt lợn cần đảm bảo thịt được đun chín kỹ ở nhiệt độ 75oC trong khoảng 2 – 5 phút. Không ăn các loại đồ ăn tái, hoặc sống, điển hình như tiết canh, nem chua,…
- Nếu nghi ngờ thịt lợn nhiễm sán, tuyệt đối không được ăn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Không phóng uế bừa bãi.
- Vệ sinh toilet sạch sẽ, thường xuyên.
- Không dùng các loại phân tươi để bón rau có thể phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.
- Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ. Nên tẩy giun sán ít nhất 6 tháng/ lần để loại bỏ mầm bệnh ra khỏi cơ thể.