Không nhận được sự cảm thông từ người chồng, không có sự sẻ chia từ những người thân xung quanh… luôn ẩn chứa trong mình những suy nghĩ tiệu cực, cô đơn, áp lực xoay quanh việc chăm sóc và nuôi nấng một đứa trẻ… chính là nguyên nhân đẩy người mẹ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh…
Vậy nên, trong những năm gần đây, tỷ lệ chị em phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ngày càng gia tăng, đã có không ít vụ việc thương tâm xảy ra mà nguyên nhân chỉ xoay quanh các vấn đề về tâm lý của người mẹ… Bởi vậy, chủ động tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh trầm cảm sau sinh cũng được coi là “bí quyết vàng” mang đến cuộc sống hạnh phúc cho người làm mẹ.
Trầm cảm sau sinh với biết bao câu chuyện buồn dai dẳng!
Trầm cảm sau sinh là rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến cả phụ nữ mới làm mẹ, đã sinh nở nhiều lần hay nhận con nuôi. Khi mắc bệnh, người mẹ rơi vào trạng thái không kiểm soát được cảm xúc nên thường khóc không rõ nguyên nhân và lên cơn hoảng sợ.
Họ gặp khó khăn trong việc chăm sóc đứa trẻ, khó chịu bực bội vì sự có mặt của con… Với tình trạng bị trầm cảm nặng, những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện và thường liên quan đến bạo lực đối với trẻ, thậm chí là hành vi giết đứa trẻ.
Linh (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Mình sinh em bé đầu lòng cách đây đã 2 năm, hồi đó chồng mình là công an nên công việc bận rộn, thường xuyên phải đi cả ngày lẫn đêm… Nhà mẹ đẻ lại ở xa, trên này mẹ chồng nàng dâu không hợp nhau nên mình cũng ở riêng đã lâu.
Thời gian đầu khi mới sinh, cũng may có chị gái chăm sóc cho 2 mẹ con… Nhưng thời gian đó cũng không được lâu, về sau mình phải tự chăm con, tự lo việc nhà cửa, cơm nước… Những tất bật của cuộc sống cứ trôi đi, có những ngày mình thèm được một giấc ngủ trọn vẹn cũng không có, thèm có người san sẻ, tâm sự cũng không có…
Dường như mệt mỏi quá, mình rơi vào trạng thái buồn chán, tủi thân, khóc thầm… những lúc như thế chồng lại không có ở bên cạnh… mọi thứ cứ mỗi ngày tích tụ dần lên. Cho đến khi, mình cảm nhận bản thân không còn yêu thương chính đứa con của mình nữa, thì may mắn chị hàng xóm tốt bụng đã phát hiện và can ngăn mình kịp thời để không làm hại đến con.
Sau sự việc lần đó, mình đã phải điều trị tâm lý một thời gian dài… Với mình đó thực sự là điều may mắn. Câu chuyện của mình cũng là lời cảnh tỉnh cho hạnh phúc gia đình của mỗi người, bạn hãy biết để trân trọng nhiều hơn…!”
Thực tế, các chuyên gia tâm lý học cho biết, có hàng nghìn chị em sau sinh rơi vào hoàn cảnh giống bạn Linh, người được phát hiện kịp thời thì khả năng hồi phục nhanh, người phát hiện muộn cũng để lại không ít hậu quả khôn lường.
Bởi vậy, trầm cảm sau sinh là một điều vô cùng đáng sợ ẩn sau mỗi người phụ nữ, để không phải chứng kiện những hoàn cảnh éo le, đau lòng xảy ra trong chính gia đình mình, bạn cần làm gì? hãy học ngay các cách phòng tránh trầm cảm sau sinh được cung cấp ở dưới đây.
8 cách phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả cho chị em
1.Học cách thư giãn mỗi ngày
Những bà mẹ mới sinh con, nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn, dù là hít thở sâu, thiền hay ngâm mình trong bồn tắm… Điều đó sẽ giúp bạn vượt qua các áp lực làm mẹ.
2.Học cách chia sẻ với những người xung quanh
Bạn hãy thẳng thắn chia sẻ về những khúc mắc, khó khăn trong lòng với người bạn đời của mình hoặc những người thân xung quanh, người mà bạn tinh tưởng nhất.
Nếu không hiệu quả, bạn hãy trò chuyện ngay với bác sĩ tâm lý khi thấy lo lắng, buồn bã sau khi sinh.
3.Đừng tự buộc tội cho bản thân
Em bé mới sinh luôn cần một người mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh. Vì vậy, bạn tuyệt đối không có những suy nghĩ tiêu cựcm buồn chán hay đau khổ… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến chính tâm lý của con bạn sau này.
4.Đừng quá mong đợi vào sự hoàn thiện
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh do quà kỳ vọng vào một điều gì đó, học quá cầu toàn và chỉ chờ đợi sự hoàn hảo… Nhưng thực tế không như họ nghĩ, từ đó khiến chị em rơi vào tâm lý chán nản, thất vọng.
5.Tự điều chỉnh cân bằng cuộc sống
Cuộc sống của bạn là nở hoa hay bế tắc đều do bạn tự sắp xếp. Bởi vậy, hãy học cách cân bằng cuộc sống bằng việc tự mình lên kế hoạch cho mọi tình huống trong ngày, khi đó bạn sẽ thích nghi và chủ động hơn.
6.Hãy coi “làm mẹ” là một công việc yêu thích
Thay vì những áp lực công việc ở cơ quan, hay những báo cáo dồn dập ở cuối tuần… Bạn hãy nghĩ, hàng ngày được ở bên cạnh “thiên thần nhỏ” chăm sóc, nâng niu, chứng kiến con bạn lớn lên từng ngày, đó chẳng phải là điều hạnh phúc hay sao?
Vậy nên, hãy biến hóa thời gian hợp lý để việc chăm con, trở thành nguồn vui, hạnh phúc của bạn mỗi ngày.
7.Tham gia nhóm các bà mẹ mới sinh con
Hãy tham gia vào các hội nhóm của các bà mẹ mới sinh con như bạn để hiểu rằng không chỉ mình bạn đối mặt với áp lực, sự thay đổi từ khi có con. Chia sẻ và thấu hiểu sẽ giúp bạn giải toả sự căng thẳng.
8.Hãy luôn nhắn nhủ bản thân rằng điều tốt đẹp sẽ tới
Hãy tự nhủ rằng việc ở nhà chăm con chỉ làm tạm thời khi con còn nhỏ. Những năm tháng tươi đẹp vẫn đang chờ bạn phía trước khi con lớn khôn.
Hy vọng với 8 cách phòng tránh trầm cảm sau sinh được cung cấp ở bài viết sẽ là bí quyết giúp bạn trải qua thời kỳ sau sinh một cách nhẹ nhàng nhất. Chúc bạn một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc.