Trang chủ » Tin liên quan » Phụ nữ đang chích ngừa viêm gan B có thai được không?

Phụ nữ đang chích ngừa viêm gan B có thai được không?

Hỏi: “Chào bác sĩ! Em đang chích ngừa viêm gan B tại một trạm xá gần nhà và đã chích được 2 mũi. Tuy nhiên, gần đây em có dấu hiệu nghi ngờ mang thai như chậm kinh, căng ngực và nóng trong người,…Lo lắng mình mang thai nên em không dám chích ngừa viêm gan B mũi thứ 3 sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Bác sĩ có thể cho em biết đang chích ngừa viêm gan B có thai được không ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Em cảm ơn bác sĩ ạ!”.

Nguyễn Thị L (25 tuổi – Hòa Bình)

Email: nguyenl***@gmail.com

Đáp: Chào bạn L! Cảm ơn bạn đã tin tưởng các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 nguyễn Trãi và gửi câu hỏi thắc mắc về thư mục tư vấn trực tuyến của phòng khám. Để giải đáp thắc mắc của mình, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Phụ nữ đang chích ngừa viêm gan B có thai được không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ nên có thai sau khi tiêm ngừa viêm gan B khoảng 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng kể từ khi tiêm mũi ngừa viêm gan B cuối cùng. Đối với viêm gan siêu vi B (gồm có 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là ba tháng sau mũi tiêm cuối cùng.

Nếu phụ nữ có thai trong khoảng thời gian đang chích ngừa, thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên dừng lại không tiếp tục tiêm mũi tiêm tiếp theo nữa. Bởi, trong vắc-xin viêm gan B có chứa virus viêm gan B đã bất hoạt.

Mặc dù không ảnh hưởng tới thai nhi, nhưng không nên tiêm cho phụ nữ mang thai, vì lúc này hệ thống miễn dịch của người phụ nữ đang bị suy giảm. Việc đáp ứng với các vắc-xin sẽ không theo một quy luật chung và khiến cho hiệu quả bảo vệ khó đánh giá.

Vậy, phụ nữ đang chích ngừa viêm gan B có thai được không? Nếu chị em đang chích ngừa viêm gan B và liệu trình chưa kết thúc thì chị em nên chờ tới khi kết thúc và tối thiểu là 1 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng rồi mới nên có em bé.

Trong trường hợp, chị em có thai trong khoảng thời gian đang chích ngừa viêm gan B thì nên ngưng chích ngừa. Để đảm bảo an toàn, trong trường hợp này chị em tốt nhất nên tới trung tâm y tế nơi chị em đang chích ngừa để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đưa ra những lời khuyên hữu ích và cụ thể nhất cho trường hợp của mình.

Vì sao chị em cần chích ngừa viêm gan B trước khi mang thai?

Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm gan B gây ra. Tại nước ta, tỷ lệ nhiễm viêm gan B ngày một tăng cao, chiếm khoảng 10 – 20% dân số. Có thể thể nói, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm như: xơ gan và ung thư gan.

Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu qua 3 còn đường, đó là: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, đường lây truyền từ mẹ sang đang chiếm tỷ lệ nhiều hơn do phụ nữ mang thai ở Việt Nam mắc bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay khá cao chiếm tới 10 – 15%.

Với những người trẻ tuổi bị nhiễm viêm gan B từ mẹ thì có tới 50% trẻ bị viêm gan mãn tính và phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh xơ gan khi trưởng thành.

Vì thế, chị em nên chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B nhằm bảo vệ cho cả mẹ và con không bị lây nhiễm virus viêm gan B. Chị em nên tiêm trước khi mang thai để vắc xin có đủ thời gian tạo kháng thể phòng bệnh.

Lưu ý khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Trước khi tiến hành tiêm phòng vắc xin, chị em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm xem liệu mình có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu chị em chưa bị nhiễm virus viêm gan B thì hãy hỏi bác sĩ về lịch trình tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B chi tiết.

Trong trường hợp đã mắc bệnh thì cần được sự theo dõi, điều trị của bác sĩ chuyên khoa tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé khi mang thai.

Vắc xin viêm gan B sẽ có tác dụng cao khoảng 90% và lượng kháng thể sẽ giảm dần nhanh chóng theo thời gian nên sau 15 năm sẽ được tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên, hiện nay tại nước ta có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, cơ thể được tiếp xúc với virus nên có thể không cần mũi tiêm này.

Trong trường hợp chị em đang bị cảm cúm, sốt, ho hay mắc các bệnh về khớp, thận, xơ gan,…chị em cần hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi tiêm phòng khi mang thai.

Sau khi tiêm phòng ngừa bệnh viêm gan B, chị em cần ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để bác sĩ theo dõi các phản ứng với thuốc vắc xin, từ đó ngăn ngừa xảy ra các phản ứng số phản vệ.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp bạn L cũng như như tất cả mọi người trả lời được câu hỏi: phụ nữ đang chích ngừa viêm gan B có thai được không. Để tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác cũng như được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc. Bạn hãy để lại địa chỉ email hoặc hotline chúng tôi sẽ liên hệ với bạn. Hoặc đặt câu hỏi trực tiếp ngay TẠI ĐÂY.

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.