Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Phương pháp giảm đau xương cụt

Phương pháp giảm đau xương cụt

Xương cụt là một bộ phận rất nhỏ, nhưng nó lại đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong việc giúp giữ cân bằng khi bạn ngồi và cố định các nhóm cơ, gân cũng như dây chằng xung quanh. Chính bởi vậy khi thấy có dấu hiệu đau vùng xương cụt, có thể bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó mà nếu không khám chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp giảm đau xương cụt cũng như điều trị các bệnh lý liên quan an toàn hiệu quả nhất.

giam-dau-xuong-cut-1

Đau xương cụt là bệnh gì?

Tình trạng đau xương cụt thường xảy ra khi bạn ngồi, bởi cột sống và xương cụt chính là những nơi chịu nhiều áp lực nhất, nếu ngồi lâu sẽ gây đau nhức, tê cứng. Tuy nhiên, tình trạng đau xương cụt khi ngồi còn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể như sau:

  •  Thoát vị đĩa đệm: Nếu cột sống thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm có thể gây đau nhức và lan đến vùng xương cụt, khi chèn ép thần kinh tọa còn gây đau chân và phát sinh nhiều biến chứng khác.
  • Gai đôi cột sống: Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh do phần cột sống khi vừa sinh không được đóng kín hoàn toàn. Nếu không khắc phục từ nhỏ, bệnh sẽ phát triển và gây đau cột sống, trong đó có đau xương cụt.
  • Thoái hóa xương khớp: Cột sống thắt lưng và xương cụt là những vị trí thường bị thoái hóa sớm do phải vận động nhiều và chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể, chính vì thế khi ngồi hay bị đau nhức và khó chịu.
  • Bệnh phụ khoa: Đây là một trong những nguyên nhân ngồi lâu bị đau xương cụt phổ biến nhất, chủ yếu là các bệnh lý như: viêm nhiễm cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, có khối u ở khoang chậu,…

Ngoài ra, tình trạng đau xương cụt còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: phụ nữ khi mang thai có trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực lên cột sống và xương cụt, đặt vòng tránh thai không đúng kỹ thuật, làm việc nặng nhọc không nghỉ ngơi hợp lý, thiếu hụt canxi, gặp chấn thương,…

Phương pháp giảm đau xương cụt

Đối với tình trạng đau nhức hay tê cứng xảy ra, các chuyên gia cho biết, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giảm đau xương cụt ngay lập tức, coi như “cấp cứu” tại chỗ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách giảm đau xương cụt tức thời

Đau xương cụt thường tự biến mất trong vòng vài tuần hay vài tháng. Tuy nhiên, để hạn chế cơn đau bùng phát trong thời gian đó, bạn nên:

  • Hơi ngả người về trước khi ngồi.
  • Ngồi lên gối hay nệm hình chữ V.
  • Chườm nóng hay lạnh vào khu vực đau
  • Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong nhiều trường hợp cơn đau không được cải thiện và biến thành mạn tính, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay trước khi biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đe dọa tính mạng người bệnh.

Phương pháp điều trị đau xương cụt

Vậy, đâu là phương pháp giảm đau xương cụt được các bác sĩ áp dụng sau khi đã tiến hành thăm khám và chẩn đoán rõ ràng nguyên nhân bệnh lý. Đối với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những tư vấn điều trị khác nhau.

  • Sử dụng thuốc

Nếu cơn đau nhức xương cụt chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, điều trị bằng thuốc giảm đau giúp làm giảm các triệu chứng. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn giúp giảm viêm ở vùng xung quanh xương cụt. Loại thuốc được kê đơn thường có hiệu quả cao nhất khi dùng thường xuyên hơn là chỉ dùng khi triệu chứng gây đau đớn.

Tuy nhiên, các loại thuốc nàu có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, đau đầu và chóng mặt, nên bệnh nhân cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý mua về uống sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Tiêm thuốc

Tiêm là cũng là một phương pháp giảm đau xương cụt khá phổ biến nếu thuốc giảm đau không hiệu quả. Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào lưng dưới của người bệnh để  giảm đau.

Các bác sĩ cũng có thể thực hiện tiêm thuốc tê tại chỗ ức chế các cụm dây thần kinh này giúp ngăn chặn chúng truyền tín hiệu đau. Cách chữa trị này có thể có tác dụng vĩnh viễn ở một số người. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, cơn đau sẽ trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng nhưng với mức độ ít nghiêm trọng hơn.

Nếu viêm hoặc chấn thương ở 2 khớp cùng chậu là nguyên nhân gây đau nhức xương cụt, người bệnh có thể dược điều trị bằng cách tiêm trực tiếp thuốc giảm đau và gây tê cục bộ vào hai khớp này.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách chữa đau nhức xương cụt không phổ biến và chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị nêu trên đều thất bại. Người bệnh sẽ được phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn xương cụt, tùy theo tình trạng cụ thể. Các cơ bắp, gân và dây chằng gắn vào xương cụt được gắn lại vào các bộ phận khác của xương chậu để tiếp tục duy trì chức năng.

Trên đây là các phương pháp giảm đau xương cụt phổ biến và được nhiều cơ sở y tế chuyện khoa tư vấn cũng như áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám trực tiếp, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.