Hỏi:
Tôi năm nay 32 tuổi và đang bầu bé thứ 2 nhưng lần này đã ở tuần thứ 41 nhưng chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ. Tôi rất lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến bé hay không? Qua ngày dự sinh nên làm gì để tốt cho cả hai mẹ con? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.
(Trần Thùy Mai – Gia Lâm, Hà Nội)
Trả lời:
Quá ngày dự sinh là tình trạng không hiếm gặp ở các chị em đang mang bầu. Cùng bác sĩ chuyên khoa I Phụ sản Nguyễn Thị Lan Hương – hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tìm hiểu về chính xác về vấn đề này.
Những lý do khiến bà bầu có hiện tượng quá ngày dự sinh
Thông thường việc mang thai sẽ kéo dài 280 ngày (khoảng 40 tuần), tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nếu vượt qua mốc thời gian này, chị em vẫn chưa có hiện tượng chuyển dạ sinh con thì được coi là bị quá ngày dự sinh (hoặc thai già).
Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Có khoảng trên 50% bà bầu gặp phải tình trạng này, nguyên nhân thường xuất phát từ:
- Do mẹ cung cấp sai thông tin ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối sai dẫn đến kết quả dự sinh bị sai lệch. Điều này thường xảy ra với những chị em có chu lỳ kinh nguyệt không đều.
- Do mẹ bầu thực hiện siêu âm lần đầu tiên quá trễ (sau 3 tháng đầu thai kỳ).
- Do sự thiếu hụt enzyme ở nhau thai, suy giảm hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp, dây rốn thai nhi quá ngắn, sự bất thường về ngôi thai như quá cao, nằm ngược, nằm ngang…
Bắt đầu từ đầu tuần 40, bà bầu nên thường xuyên kiểm tra nhịp tim của thai nhu, nước ối và máu chảy ra dây rốn nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường trong những ngày cuối của giai đoạn thai kỳ.
Tình trạng quá ngày dự sinh không được can thiệp sớm, đúng cách sẽ khiến trẻ gặp nhiều rủi ro về sức khỏe do môi trường trong tử cung vào thời điểm này nhau thai cung cấp ít dưỡng chất dinh dưỡng và oxy, nước ối cạn dần. Trẻ dễ bị mắc các bệnh về tim mạch, tổn hại hệ thần kinh, gây thiểu năng hệ thần kinh vận động, gia tăng các bệnh về đường hô hấp, sốt cao, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, thậm chí tử vong.
Trong khi đó, với bà bầu khi bị quá ngỳ sự sinh sẽ khó sinh khi chuyển dạ do thai nhi vẫn tiếp tục phát triển, khả năng phải đẻ mổ rất cao. Nước ối cạn dần cũng khiến mẹ dễ bị cơn gò tử cung chèn ép dây rốn gây đau đớn kéo dài và để lại biến chứng nguy cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
Bà bầu bị quá ngày dự sinh nên làm gì?
Hiện tại bạn mai đang bị quá ngày dự sinh và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe của chính bạn và thai nhi. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để đo kích thước thai nhi, lượng nước ối và chọc hút một ít dịch ối,…để xác định tình trạng của thai nhi để tiến hành cho dùng thuốc kích sinh hoặc phải can thiệp mổ gấp.
* Để kích thích quá trình chuyển dạ diễn ra sớm hơn, mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp sau:
– Đi bộ nhẹ nhàng (15 phút/ ngày) sẽ giúp quá trình chuyển dạ diễn ra sớm hơn.
– Ăn đồ cay cũng được nhiều chị em áp dụng và một số trường hợp có hiệu quả. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng đồ cay nóng sẽ không tốt cho thai nhi.
- Ăn dứa một lượng vừa đủ sẽ tăng cường enzyme Bromelain giúp kích thích và làm mềm tử cung.
- Quan hệ: trong tinh trùng có một số chất giúp làm mềm tử cung và Oxytocin có tác dụng làm tăng các cơn co bóp tử cung, kích thích chuyển dạ.
- Lưu ý: không nên quan hệ khi đã vỡ ối, có thể gây nhiễm trùng ối.
- Massage kích thích vùng ngực: dùng bàn tay xoa tròn lên núm vú và quầng vú (khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 giờ) sẽ giúp sản sinh oxytocin kích thích chuyển dạ tự nhiên (không cần kích thích từ bên ngoài).
- Mỗi người có một thể trạng và tình trạng của thai nhi khác nhau, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ sức khỏe của chính mình và con yêu.