Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV không? Đây không phải là lần đầu tiên câu hỏi như thế này được đặt ra trên diễn đàn về chăm sóc sức khỏe tình dục. Tuy không phải là chủ đề mới, nhưng vấn đề này hiện vẫn được khá nhiều người quan tâm, thậm chí là chưa hiểu rõ về nó. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu kỹ hơn về việc yêu bằng miệng cũng như nguy cơ lây nhiễm bệnh qua những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.
Quan hệ bằng miệng hay làm tình bằng miệng là một trong những cách quan hệ tình dục mới mẻ nhưng cũng khá phổ biến ngay càng được nhiều cặp đôi áp dụng để tạo cảm giác mới lạ, tăng khoái cảm hưng phấn nhất định cho người bạn tình.
Theo đó, cả nam và nữ sẽ sử dụng miệng, lưỡi để tác động trực tiếp và “cậu bé” hoặc “cô bé”, kích thích vào những vùng nhạy cảm (điểm G) của “cậu bé” hoặc “cô bé” để người bạn tình cảm thấy hưng phấn nhất.
Nguy cơ lây bệnh khi quan hệ bằng miệng
Đối với một số người, oral sex là một phần quan trọng trong đời sống tình dục, giúp cả 2 thắt chặt mối quan hệ để cùng nhau khám phá những bí mật của miền đất yêu. Với những người này, yêu bằng miệng là biểu tượng cao nhất của sự hòa quyện làm một giữa hai cơ thể riêng lẻ.
Tuy nhiên có rất nhiều các cặp đôi thấy căng thẳng vì định kiến về “tính sạch sẽ” của hành động này. Ngoài ra, một số người lại lo lắng về kỹ năng trình diễn của mình, không đủ tốt để làm hài lòng bạn tình. Thậm chí, nguy cơ lây nhiễm các căn bệnh tình dục qua đường quan hệ bằng miệng cũng có nguy cơ khá cao, nếu không sử dụng biện pháp an toàn.
Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV không? Các chuyên gia khẳng định, một số bệnh lây qua đường tình dục có thể kể đến như HIV, mụn rộp, giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà và viêm gan B, thậm chí có thể gây ung thư vòm họng.
Theo đó, nguy cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng bạn tình, giới tính và hành vi yêu bằng miệng cụ thể đến mức độ nào. Nếu cơ quan sinh dục hay miệng có tổn thương với những vết xước thì nguy cơ lây nhiễm cực cao khi không có mang chán bảo vệ.
Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV không?
HIV là bệnh lây truyền qua đường tình dục với tỷ lệ ngày càng tăng và có thể truyền theo đường tình dục từ đường miệng. Tuy nhiên, quan hệ tình dục bằng miệng có tỷ lệ lây nhiễm HIV thấp hơn so với quan hệ tình dục qua “cửa sau” hoặc âm đạo, nhưng không phải là hoàn toàn không thể. Các khảo sát không ghi nhận có lây nhiễm HIV trên nhóm chỉ có hành vi quan hệ bằng miệng, tuy nhiên do số mẫu hạn chế và thời gian theo dõi ngắn nên không thể kết luận chắc chắn.
Điển hình là những trường hợp như khi trong miệng có vết lở loét sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm HIV khi “hành sự” qua đường miệng. Trong trường hợp đối tác là nữ, HIV có khả năng lây truyền cao hơn nếu người phụ nữ đang có kinh nguyệt.
Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV không? Các bạn nên nhớ rằng, không có bằng chứng cho thấy nước súc miệng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Hơn nữa, mặc dù việc sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng chúng không thể loại bỏ rủi ro nếu bạn tình của bạn mắc bệnh.
Làm sao để quan hệ bằng miệng an toàn?
Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV không? Hoàn toàn có thể nhé, đặc biệt là khi bạn không sử dụng biện pháp án toàn thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vậy, làm thế nào để chuyện yêu bằng miệng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất, tránh nguy cơ lây bệnh. Hãy lưu ý:
- Chỉ nên quan hệ tình dục bằng miệng với người thực sự tin tưởng và tốt nhất không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
- Từ chối quan hệ tình dục nếu phát hiện bạn tình có triệu chứng viêm nhiễm, có mụn, lở loét ở vùng kín.
- Có thể bảo vệ bản thân bằng bao cao su hoặc màng chắn miệng.
- Tiêm chủng vắc-xin để ngăn ngừa các bệnh do virus HPV gây ra.
- Nếu nghi ngờ mình có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục, bạn hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và kiểm tra tổng quát.
Từ những thông tin trên đây, hi vọng đã giúp bạn có thể trả lời câu hỏi về nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng. Hãy ghi nhớ các giải pháp an toàn khi yêu bằng miệng để giúp chuyện ấy thêm thăng hoa đồng thời phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.