Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Kinh Nguyệt » Rối loạn kinh nguyệt » [Giải đáp] Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?

[Giải đáp] Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?

Ngoài những phiền toái ảnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục của chị em phụ nữ thì rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những “hồi chuông” cảnh báo về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của nữ giới đang gặp phải những vấn đề bất thường. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào hiệu quả? Những kiến thức tổng quan về rối loạn kinh nguyệt sẽ giúp chị em chủ động phòng tránh cũng như có phương pháp khắc phục hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới bắt đầu từ độ tuổi dậy thì cho đến hết giai đoạn tuổi mãn kinh. Trên thực tế, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ đến theo chu kỳ hàng tháng, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ tháng này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 28- 32 ngày, hoặc có thể chậm hoặc sớm hơn 3 – 5 ngày, máu kinh có màu đỏ sẫm, lượng máu mất đi trung bình từ 50 – 100 ml, máu kinh có màu đỏ sẫm, số ngày kinh từ 3 – 5 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt chính là hiện tượng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, không theo một quy luật nào cả, kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, có sự thay đổi về màu sắc, tính chất,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì?

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, bác sỹ chuyên khoa phụ sản cấp I Nguyễn Thị Lan Hương, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết: Chị em mắc rối loạn kinh nguyệt thường gặp những dấu hiện điển hình như:

  • Rong kinh: Đây là một trong những biểu hiện điển hình của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em phụ nữ với tình trạng thời gian hành kinh kéo dài mỗi tháng, có khi trên 7 ngày với lượng máu kinh ra nhiều, vượt quá 80ml.
  • Chậm kinh: Như đã nói ở trên, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 26-32 ngày, tuy nhiên, ở một số chị em, mỗi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau vài tuần hoặc thậm chí kéo dài vài tháng.
  • Vô kinh: Là tình trạng kinh nguyệt đột ngột biến mất và không xuất hiện lại trong thời gian dài, thậm chí có người mất kinh trong khoảng thời gian nhiều năm liền mặc dù chưa tới thời kỳ mãn kinh trường hợp này có thể gọi là mãn kinh sớm. Những chị em không thấy kinh nguyệt trong vòng 6 tháng thì gọi là vô kinh.
  • Đau bụng kinh: Thông thường, trước và trong những ngày hành kinh chị em thường gặp phải tình trạng đau bụng kinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng âm ĩ hoặc dữ dội kéo dài trong nhiều ngày thì chị em cần chú ý bởi đây là một trong biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
  • Máu kinh bất thường: Đây là một triệu chứng điển hình của rối loạn kinh nguyệt, nếu chị em thấy xuất hiện máu kinh có màu đỏ tươi, màu đen, màu xám, màu đỏ cam, bị vón cục,… thì chị em cần tiến hành thăm khám sớm.

Ngoài ra, chị em bị rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ khiến cho làn da bị xanh xao, đen sạm, nhiều vết nám, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt và nổi nóng vô cớ,…  

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể gặp phải những triệu chứng khác không được đề cập. Chính vì vậy nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt hãy tham khảo ý kiến bác sĩ tại đây

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Khi gặp phải những biểu hiện dưới đây, thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám kịp thời, để bảo vệ sức khỏe cũng như sức khỏe sinh sản của chính bản thân mình:

– Vòng kinh thất thường, không theo một chu kỳ nhất định nào, chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài.

– Lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc chảy quá nhiều kéo dài nhiều ngày, kèm theo những cục máu đông lớn, vón cục, mùi hôi, có màu đen, đỏ tươi,…

– Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày.

– Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh nguyệt.

– Kinh nguyệt ít, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

– Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên hoặc chưa bao giờ có kinh

– Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi… trong thời kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương cũng cho biết thêm: Kinh nguyệt không đều có thể gặp ở mọi độ tuổi và nhất là chị em trong tuổi sinh sản. Các nguyên nhân chính gây ra kinh nguyệt không đều có thể kể đến là:

  • Rối loạn nội tiết tố: Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Bởi khi gặp phải tình trạng này sẽ khiến cho quá trình phóng noãn gặp vấn đề, trứng không được rụng theo đúng chu kỳ gây ra rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do tuổi cao, chị em tăng hoặc giảm cân đột ngột, có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống không hợp lý,…
  • Do mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… sẽ khiến cho bạn gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Chị em sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai hàng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp trong một thời gian dài cũng có thể gây ra tác dụng phụ ngăn chặn quá trình rụng trứng dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
  • Rối loạn tuyến giáp: Khi bị rối loạn tuyến giáp, tuyến giáp sẽ tiết ra lượng hormone không đủ với yêu cầu của cơ thể người phụ nữ. Như vậy, gây ra sự rối loạn hormone không chỉ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe mà còn làm rối loạn kinh nguyệt.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Chị em có thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách; đặc biệt là trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh phụ khoa nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt 1

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến và những ai đã có kinh nguyệt đều có thể mắc phải bệnh này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như:

– Nữ giới trong độ tuổi dậy thì, lượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt thường thất thường do cấu tạo các bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện và các hocmone sinh dục chưa duy trì ổn định.

– Trường hợp bị rối loạn tinh thần, thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài, cơ thể luôn mệt mỏi.

– Thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp.

– Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên sử dụng chất kích thích.

–  Mắc các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, dính buồng tử cung,…

Điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt

(Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sỹ, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ)

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt?

Nếu nghi ngờ bạn bị rối loạn kinh nguyệt, các bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, từ đó đánh giá cơ quan sinh sản và xác định xem cổ tử cung hoặc âm đạo có bị viêm hay không? sau đó bác sỹ sẽ làm xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều:

  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp có thể giúp xác định xem sự mất cân bằng nội tiết tố có gây ra các vấn đề kinh nguyệt hay không. Nếu bạn cho rằng mình đã có thai, bác sĩ hoặc y tá sẽ sẽ tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trong quá trình khám.
  • Siêu âm ổ bụng: kiểm tra tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, tìm ra nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều dẫn đến vô sinh như: tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung,…
  • Siêu âm đầu dò âm đạo: đây là một trong những kĩ thuật giúp phát hiện và chẩn đoán các bất thường ở tử cung, buồng trứng, tình trạng ứ dịch vòi trứng, viêm dính phần phụ, những nguyên nhân gây nên hiện tượng kinh nguyệt không đều…

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải căn cứ vào độ tuổi (tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh sản và tuổi mãn kinh), nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ cũng như thể trạng của từng trường hợp cụ thể sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, siêu âm cần thiết mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:

–  Nếu trường hợp rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố thì các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc cân bằng nội tiết tố.

– Còn đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt do mắc bệnh lý phụ khoa thì tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể và mức độ nhiễm bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị nội khoa (bằng thuốc tây y chuyên khoa) hoặc ngoại khoa (thủ thuật) phù hợp và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

– Ngoài ra, việc điều trị cần kết hợp với các bài thuốc đông y để giúp cải thiện được tình trạng kinh nguyệt không đều, tăng sức đề kháng, cân bằng nội tiết, điều hòa khí huyết, ổn định chức năng của buồng trứng, bảo vệ khả năng sinh sản.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn kinh nguyệt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

+ Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng thức khuya, nên ngủ trước 11h đêm và dậy trước 7h sáng.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ”, trước và sau khi quan hệ tình dục.

+ Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt như chạy bộ, tập yoga, bơi…

+ Tránh sử dụng những thực phẩm gây chứng rối loạn kinh nguyệt như bánh kẹo ngọt, thực phẩm có vị chua, cay nóng và các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá.

+ Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thỏa mái, tránh tình trạng stress kéo dài,…

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị rối loạn kinh nguyệt và giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.

rối loạn kinh nguyệt ăn gì

+ Gừng: Gừng không chỉ có khả năng giữ ấm cho cơ thể mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội. Do đó bạn có thể bổ sung gừng tươi vào các món ăn khi chế biến hoặc uống trà gừng mỗi ngày trong giai đoạn này.

+ Rau xanh: Bổ sung các loại rau xanh chứa nhiều sắt như bắp cải, súp lơ, mướp đắng, cải xanh,… không chỉ cung cấp lượng chất xơ lớn cho cơ thể mà chúng còn có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.

+ Trái cây: Đu đủ, bí đỏ, dưa leo, nho,… chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và sắt, rất hữu ích trong điều trị rỗi loạn kinh nguyệt cho chị em.

+ Các loại hạt: hạt vừng, hạt rau mùi,… có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh cho các bạn nữ.

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, công việc và đời sống tình dục của chị em mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Bên cạnh đó nếu rối loạn kinh nguyệt do u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, nếu không chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành ung thư, nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chị em phụ nữ đừng ngại ngần, ngay khi xuất hiện hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chị em cũng cần thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên định kỳ để tầm soát và điều trị bệnh hiệu quả.

Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Bài liên quan

Nguyên nhân đặt vòng tránh thai bị trễ kinh là gì ?

Hiện tượng bị trễ kinh sau khi đặt vòng tránh thai là dấu hiệu mà hầu hết...

Giải đáp từ chuyên gia: Chậm kinh có phải mang thai không?

Chậm kinh có phải mang thai không? là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều trường...

5 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần đi khám bác sĩ ngay

Kinh nguyệt được coi thước đo đánh giá sức khỏe sinh sản của chị em phụ...

Bác sỹ chuyên khoa giải đáp: Đau vùng kín khi có kinh nguyệt là bệnh gì

Bạn đang gặp phải tình trạng đau vùng kín mỗi khi có kinh nguyệt, gây đau...

Chi phí điều trị rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền

Chi phí rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền? là băn khoăn, lo lắng của rất...

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Dậy thi là giai đoạn có nhiều biến đối tâm sinh lý rõ nét nhất, trong đó...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.