Rong kinh là một trong những hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ, không chỉ khiến chị em gặp phải những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục mà nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, chủ động tìm hiểu kiến thức tổng quan về rong kinh là vô cùng cần thiết giúp chị em chủ động phòng tránh, nhận biết sớm và có phương pháp biện pháp xử lý kịp thời nếu không may mắc phải, từ đó giảm thiểu biến chứng nguy hại xảy ra.
Tìm hiểu chung
Rong kinh là bệnh gì?
Kinh nguyệt được coi là người bạn gắn liền với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Thông thường, ở nữ giới khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28-32 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3-5 ngày và lượng máu kinh mất đi khoảng 40ml.
Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là hiện tương kinh nguyệt đến đúng chu kỳ kinh nhưng thời gian hành kinh lại kéo dài trên 7 ngày, số lượng máu kinh vượt qua 80 ml/ kỳ kinh. Trên thực tế, rong kinh được chia làm 2 loại:
- Rong kinh cơ năng: Thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì và thời kỳ mãn kinh do bị rối loạn nội tiết tố.
- Rong kinh thực thể: Kỳ kinh kéo dài trong nhiều ngày do tổn thương ở cổ tử cung, tử cung và buồng trứng.
Rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh không chỉ khiến chị em gặp nhiều phiền toái khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà nếu kéo dài còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới. Cụ thể:
- Gây mất máu: Hiện tượng rong kinh sẽ dẫn đến tình trạng mất máu, thiếu máu, chóng mặt, nếu kéo dài sẽ khiến nữ giới có thể bị ngất xỉu, hôn mê, thậm chí một số trường hợp còn phải cấp cứu do mất máu quá nhiều.
- Ảnh hưởng đến chất lượng tình dục: Rong kinh kéo dài khiến chị em cảm thấy phiền toái, mất tự tin trong quan hệ, giảm ham muốn tình dục, khiến cả hai vợ chồng đều không thỏa mãn.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Rong kinh sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, khiến trứng khó thụ tinh hoặc nếu đã thụ tinh rồi thì cũng không thể di chuyển vào tử cung làm tổ bởi lớp nội mạc tử cung bong tróc liên tục, tình trạng này kéo dài có thể khiến chị em phụ nữ bị vô sinh – hiếm muộn.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Khi bị rong kinh kéo dài, vùng kín sẽ luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm tắc vòi trứng,…
- Đặc biệt, rong kinh có thể là triệu chứng của những bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,… vì vậy việc điều trị sớm là rất cần thiết.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng và dấu hiệu của rong kinh là gì?
Là người có hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, bác sĩ chuyên khoa Ngoại sản cấp I Nguyễn Thị Nga – hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết: Chị em có thể nhận biết rong kinh qua các dấu hiệu điển hình như:
- Có thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt ra nhiều, đặc biệt là vào ban đếm, phải thay băng vệ sinh liên tục.
- Máu kinh nguyệt đóng thành từng cục lớn và hay bị đau bụng dưới.
- Cảm giác mệt mỏi, thở dốc, có hiện tượng thiếu máu nếu như rong kinh kéo dài trong thời gian lâu.
Khi nào bạn cần gặp bác sỹ?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nga cho biết, rong kinh có thể gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ vĩnh viễn. Chính vì vậy, nếu bạn có một trong những dấu hiệu trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và có chỉ định kịp thời để bảo vệ sức khỏe và sức khỏe sinh sản của chính bản thân mình.
Việc điều trị rong kinh cần căn cứ vào nguyên nhân, mức độ cũng như thể trạng của mỗi người mà các bác sỹ sẽ mới có phương pháp điều trị phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh rong kinh?
Bác sỹ Nguyễn Thị Nga cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng rong kinh ở nữ giới, và chúng thường bắt nguồn từ những yếu tố sau:
- Tuổi tác: Với những nữ giới mới bước vào tuổi dậy thì, cơ thể và bộ phận sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, nên thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh.
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Chị em thường xuyên bị căng thẳng, stress hoặc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường, dẫn đến rong kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc an thần, thuốc huyết áp,… có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em, trong đó có rong kinh.
- Viêm âm đạo: Ngoài các nguyên nhân trên thì rong kinh cũng có thể do mắc các bệnh phụ khoa, điển hình là viêm âm đạo. Nguyên nhân là do khi âm đạo bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó dẫn đến rong kinh, kinh nguyệt không đều,…
- Các bệnh tử cung: Viêm tử cung, u xơ cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,… khiến âm đạo chảy máu bất thường, thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường.
- Các bệnh về buồng trứng: Ngoài ra, chị em mắc phải các bệnh như đa nang buồng trứng, không rụng trứng, u nang buồng trứng,… sẽ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thưa nhưng thời gian hành kinh kéo dài.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)?
Theo số liệu thống kê y tế cho thấy, có khoảng gần 20% chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rong kinh. Trong đó, có 90% trường hợp rong kinh rơi vào nữ giới mới bước vào tuổi dậy thì và phụ nữ trung niên tiền mãn kinh (từ 40 đến 50 tuổi).
Bạn có thể hạn chế khả năng mình bị rong kinh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ rong kinh?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh rong kinh bao gồm:
- Mới bước vào giai đoạn dậy thì hoặc gần đến tuổi mãn kinh.
- Mắc các bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, viêm tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang…
- Bị rối loạn đông máu hoặc rối loạn xuất huyết di truyền.
- Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc huyết áp,..
Điều trị hiệu quả
(Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sỹ. Vậy nên cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ.)
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán rong kinh?
Bác sỹ Nguyễn Thị Nga cho biết, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây rong kinh, các bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và tùy thuộc vào tiền sử bệnh và kết quả kiểm tra sức khỏe ban đầu của người bệnh sẽ mà các bác sỹ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như:
- Sinh thiết: Trong một số trường hợp rong kinh, nghi ngờ có tế bào lạ ung thư, người bệnh có thể phải làm sinh thiết tử cung để xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Một mẫu nhỏ của tử cung được lấy ra để kiểm tra kỹ dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm máu: Thường được chỉ định cho những phụ nữ bị rong kinh để kiểm tra xem liệu họ có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Siêu âm: Nếu đã thực hiện nhiều xét nghiệm nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây rong kinh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện siêu âm để tìm những bất thường như u xơ tử cung hoặc polyp.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rong kinh?
Để tìm ra phương pháp điều trị rong kinh hiệu quả, các bác sĩ cần thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm cần thiết từ đó tìm ra nguyên nhân gây rong kinh cũng như mức độ mà các bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
- Nếu rong kinh do tâm lý, thói quen sinh hoạt, các bác sỹ sẽ dựa vào nguyên nhân cụ thể để đưa ra lời khuyên và hướng dẫn người bệnh điều chỉnh tâm lý, sinh hoạt hợp lý.
- Nếu rong kinh do rối loạn nội tiết tố thì các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc cân bằng nội tiết tố nhằm cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố, kìm hãm sự dày lên của niêm mạc bên trong tử cung khiến lượng máu kinh giảm.
- Nếu rong kinh do xuất phát từ bệnh lý phụ khoa, tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể, các bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị nội khoa (bằng thuốc tây y chuyên khoa) hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) phù hợp, giúp hỗ trợ tạo máu, cân bằng nội tiết, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn.
- Bên cạnh đó, việc điều trị cần sử dụng thêm thuốc Đông y để giúp cân bằng nội tiết tố, bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, tăng sức đề kháng, bảo vệ tử cung, hỗ trợ tiêu viêm, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ của thuốc tây y và hạn chế tối đa khả năng tái phát của bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế khả năng mắc rong kinh cũng như sự tái phát bệnh?
- Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Vệ sinh “cô bé sạch sẽ”, đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tinh dục, trong những ngày hành kinh.
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ tâm trạng vui vẻ, tâm lý thoải mái, tránh xa các chát kích thích như rượu bia, thuốc lá,… có thể gây hại cho sức khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên, để tăng cường sức khỏe, tuy nhiên trong những ngày hành kinh nên hạn chế vận động quá sức.
- Kiêng quan hệ trong thời gian điều trị rong kinh nói chung, các đợt hành kinh nói riêng, để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
- Chị em trên 18 tuổi, đã từng quan hệ thì nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi năm để làm các xét nghiệm.
- Khi có dấu hiệu rong kinh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị rong kinh và giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
- Hoa quả tươi và rau xanh: Là nguồn cung cấp nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin E giúp cải thiện lượng đường trong máu và cân bằng nội tiết tố giúp cải thiện tình trạng rong kinh hiệu quả hơn. Chính vì vậy, chị em nên bổ sung các loại thực phẩm như cà chua, bông cải xanh, bí đỏ, cam, quýt… trong các bữa ăn hàng ngày
- Ngũ cốc: yến mạch, lúa mạch, gạo nâu, bắp, gạo lứt… được coi là thực phẩm vàng đối với rong kinh. Bởi đây là nhóm thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ và đặc biết là có hàm lượng glycemic thấp nên giúp ổn định tình trạng mất cân bằng nội tiết tố – một trong số các nguyên nhân chính gây rong kinh. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng sắt đáng kể, giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, khắc phục tình trạng thiếu máu, thiếu sắt do rong kinh.
- Các loại cá biển: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi… là những loại thực phẩm bạn cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày khi chẳng may bị rong kinh. Bởi chúng cung cấp một lượng đáng kể các axít béo omega-3 – nhóm chất béo lành mạnh có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm viêm và hạn chế những tổn thương do kinh nguyệt kéo dài gây ra và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố hiệu quả.
- Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh… và chế phẩm từ chúng có chứa hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen khổng lồ nên nếu chú ý bổ sung sẽ giúp cân bằng nội tiết tố từ đó hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả.
- Ngoài ra, chị em cũng không nên ăn những loại thực phẩm có tính hàn (cà, mướp, bí đao, cua, tôm, rong biển, quýt, lê,…), các loại thực phẩm nhiều muối (thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn) hay các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như bia rượu, cà phê sẽ có thể khiến cho nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây cảm giác đầy hơi khiến chị em sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu hơn,…
Rong kinh không những gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt, công việc của chị em mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, khả năng sinh sản và ó thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, chị em nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và tư vấn chữa trị bằng các phương pháp phù hợp, hiệu quả.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!