Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?

Siêu âm thai là việc làm quan trọng mà các mẹ bầu cần phải thực hiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên khi thực hiện siêu âm thai, đặc biệt là đối với những chị em lần đầu mang bầu thì đều rất bối rối không biết khi nào đi siêu âm thai lần đầu, các mốc siêu âm thai định kỳ. Bên cạnh đó thì khi siêu âm thai, các mẹ bầu thường có thắc mắc siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không, siêu âm thai có hại cho thai nhi không, siêu âm thai có cần nhịn ăn không…? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, các mẹ bầu hãy cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về việc siêu âm thai và thực hiện hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tại sao phải siêu âm thai

Siêu âm thai là việc làm hết sức quan trọng đối với các mẹ bầu. Bởi thông qua việc siêu âm và khám thai, các mẹ bầu sẽ nắm bắt được quá trình tăng trưởng và những thay đổi của thai nhi trong bụng mẹ qua từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp mẹ bầu nắm bắt được cân nặng của con từ đó có sự điều chỉnh và có một chế độ ăn uống hợp lý để giúp thai nhi phát triển về cân nặng theo đúng chuẩn.

Ngoài ra, siêu âm và khám thai còn giúp mẹ bầu biết được hình dạng và kích thước của thai nhi, cũng như phát hiện được những bất thường liên quan đến dị tật thai nhi nhằm có biện pháp xử lý kịp thời trong từng trường hợp.

Vậy khi nào đi siêu âm thai lần đầu

Đối với thắc mắc khi nào đi siêu âm thai lần đầu thì các chuyên gia y tế về sản phụ khoa khuyến cáo chị em sau khi có dấu hiệu chậm kinh từ 5-7 ngày và dùng que thử thai lên 2 vạch, kèm theo các dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, căng tức ngực, mệt mỏi, kích ứng với mùi vị, đi tiểu nhiều lần… thì chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên Sản phụ khoa để thăm khám và siêu âm thai lần đầu.

Siêu âm thai lần đầu giúp chị em biết được chính xác mình có mang thai hay không, tình trạng thai nhi đã vào tử cung hay chưa, thai được bao nhiêu tuần tuổi và đã có tim thai chưa.

Như vậy siêu âm thai lần đầu diễn ra sau khi chậm kinh 5-7 ngày và thử thai lên 2 vạch.

Các mốc siêu âm thai định kỳ

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ thường được khuyến nghị là 7 lần đối với thai phụ khỏe mạnh. Còn đối với những thai phụ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hoặc mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp…. thì số lần siêu âm và khám thai có thể tăng lên. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất về các mốc siêu âm thai cho thai phụ.

moc-quan-trong-nen-di-kham-thai2

Siêu âm thai lần đầu tiên

Siêu âm thai lần đầu diễn ra sau khi các mẹ bầu bị chậm kinh và thử thai lên 2 vạch.

Lúc này, việc siêu âm sẽ giúp mẹ bầu biết được tình trạng của thai nhi đã vào tử cung hay chưa, có tim thai chưa, kích thước của túi ối là như thế nào. Ở giai đoạn này, khi mẹ bầu siêu âm thường thực hiện siêu âm thai 2D.

Ngoài việc siêu âm thì ở mốc siêu âm và khám thai lần đầu, các mẹ bầu thường được kiểm tra về cân nặng, đo huyết áp và có thể làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo để biết được nhóm màu, có bị viêm gan hay không và loại trừ nguy cơ viêm nhiễm, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

moc-quan-trong-nen-di-kham-thai

Siêu âm lần thứ 2

Siêu âm thai lần thứ 2 thường được thực hiện vào tuần thứ 12-14 của thai kỳ. Đây là mốc siêu âm bắt buộc mẹ bầu cần phải thực hiện.

Ở lần siêu âm này, các mẹ bầu thường được siêu âm thai 4D để khảo sát ban đầu về hình thái của các chi, cột sống và các tạng của thai nhi. Đồng thời, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để dự đoán dị tật bẩm sinh do nhiễm sắc thể gây ra.

Thời điểm này, mẹ bầu cũng nên sàng lọc dị tật bẩm sinh kết hợp làm xét nghiệm Double test sẽ giúp phát hiện chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down của thai nhi.

moc-quan-trong-nen-di-kham-thai3

Siêu âm lần thứ 3

Diễn ra ở  giai đoạn thai từ 15- 19 tuần. Bên cạnh việc siêu âm thai định kỳ, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán được nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi.

moc-quan-trong-nen-di-kham-thai4

Siêu âm lần thứ 4

Diễn ra vào thời điểm thai nhi từ 20-24 tuần tuổi. Đây là cột mốc siêu âm quan trọng để bác sĩ phát hiện những bất thường của thai nhi như sứt môi hay dị dạng ở các cơ quan khác và bất thường về tim cũng như hệ xương.

Giai đoạn này thì mẹ bầu nên siêu âm thai 4D để theo dõi sự phát triển của thai nhi rõ ràng hơn.

Siêu âm lần thứ 5

Siêu âm lần thứ 6 vào là lúc thai nhi từ 26-28 tuần tuổi. Giai đoạn này, các mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại (nếu sinh lần hai).

moc-quan-trong-nen-di-kham-thai5

Siêu âm lần thứ 6

Lần siêu âm thai thứ 7 được thực hiện khi thai nhi được 31-32 tuần tuổi. Thai phụ cần siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi bẩm sinh và theo dõi động mạch rốn, động mạch não và động mạch tử cung, kết hợp với thăm khám tổng quát để xem xét vị trí ngôi thai nhằm đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai nhi, xác định trường hợp sinh thường hay sinh mổ.

Đây cũng là thời điểm để mẹ bầu tiêm mũi uốn ván lần 2.

moc-quan-trong-nen-di-kham-thai6

Lần siêu âm thứ 7

Diễn ra khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần nhằm kiểm tra trọng lượng thai, tình trạng nước ối và dây rốn… Siêu âm ở cột mốc này thì bác sĩ sẽ dự báo được cân nặng của em bé lúc sinh.

Từ giai đoạn này, mẹ bầu có thể siêu âm và kiểm tra thai kỳ mỗi tuần hoặc bất cứ lúc nào có dấu hiệu chuyển dạ, đau bụng và ra máu để theo dõi tim thai, cử động của thai nhi và tình trạng độ mở cổ tử cung.

moc-quan-trong-nen-di-kham-thai7

Siêu âm thai có cần nhịn ăn không?

Nhiều mẹ bầu khi thực hiện siêu âm thường có thắc mắc là trước khi siêu âm thai có được ăn gì không, siêu âm thai có cần nhịn ăn không, siêu âm thai có được ăn không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì trường hợp nếu các mẹ bầu chỉ thực hiện siêu âm thai bình thường mà không phải làm các xét nghiệm thì trước khi siêu âm thai các mẹ bầu có thể ăn uống bình thường mà không cần nhịn ăn.

Còn đối với trường hợp siêu âm thai đồng thời kết hợp thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hay kiểm tra đường huyết, tốc độ lắng của máu… thì tốt hơn là mẹ bầu trước khi siêu âm nên nhịn ăn. Bởi vì việc ăn trước khi siêu âm có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, sau khi đã siêu âm xong và hoàn thành các xét nghiệm thì mẹ nên ăn ngay để tránh tình trạng hạ đường huyết ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp thực hiện siêu âm mà mẹ bầu cần có sự điều chỉnh cho hợp lý.

Để có kết quả siêu âm chính xác hơn thì trước khi siêu âm, các mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu.

sieu-am-can-nang-thai-nhi2

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không? Là thắc mắc của không ít mẹ bầu khi thực hiện siêu âm thai.

Khi siêu âm, các bác sỹ sẽ thông báo cho thai phụ biết sự phát triển của thai nhi, trong đó có cân nặng. Những chỉ số này thường khá chính xác và mang tính tương đối (sai số khoảng 10-15%).

Ngoài ra, những chỉ số về cân nặng của thai nhi chỉ mang tính tham khảo nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng khi thai nhi chưa đạt được cân nặng như mình mong muốn, chỉ cần thai nhi phát triển tốt và không có bất kỳ bất thường nào là được.

Siêu âm có hại cho thai nhi không?

Trả lời cho thắc mắc siêu âm có hại cho thai nhi không? Các chuyên gia y tế cho biết rằng:

Sóng siêu âm nếu tiếp xúc ở mức độ hợp lý về cả thời gian, tần suất và cường độ thì sẽ rất an toàn và không gây hại thai nhi.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng siêu âm quá nhiều lần với cường độ, tần suất dày và nhiều lần tác động đến phôi thai thì sẽ gây hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc lạm dụng siêu âm thai nhiều lần và liên tục có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi và khiến thai nhi bị dị tật…

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo các mẹ bầu chỉ lên thực hiện siêu âm thai trong đúng các mốc được khuyến nghị, không nên lạm dụng siêu âm thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi, mất thời gian và tốn chi phí…

Siêu âm Doppler thai nhi là gì ?

Siêu âm Doppler thai nhi là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp đo lường lưu lượng máu ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể thai nhi. Siêu âm Doppler thường được sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ đối với những bà bầu có mức nước ối thấp, Rh không tương thích, đa thai…

Siêu âm Doppler thai nhi giúp phát hiện hở van 2 lán, 3 lá của tim thai, giúp phát hiện nguy cơ bị hẹp tim thai và đánh giá được tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

sieu-am-thai-co-hai-khong

Siêu âm 4D có hại cho thai nhi không ?

Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, siêu âm thai thai đã áp dụng hình thức siêu âm 4D giúp bố mẹ có thể nhìn thấy khuôn mặt, làn da và tay chân cùng những chuyển động của thai nhi trong bụng một cách rõ nét hơn.

Tuy nhiên, khi thực hiện hình thức siêu âm này thì các mẹ bầu vẫn thường lo lắng không biết siêu âm 4D có hại cho thai nhi không?

Các chuyên gia cho biết cho đến hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thấy siêu âm 4D sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Các tần số sóng từ của các loại máy siêu âm này là khoảng 1.5 MHertz cho tới 60MHertz (bước sóng âm thanh con người nghe được bằng tai là 20 đến20.000 Hertz) nên không gây hại gì đến em bé trong bụng.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên lạm dụng siêu âm 4D quá nhiều vì có những vùng trên cơ thể bé rất nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục.

Trong suốt cả thai kỳ, nếu sức khỏe bình thường thì thai phụ chỉ cần siêu âm 4D khoảng 3 lần là đủ. Lần thứ nhất là khi thai được 12 tuần, lần thứ 2 là khi thai được 22 tuần, lần thứ 3 là khi thai được 32 tuần.

sieu-am-can-nang-thai-nhi8

Siêu âm thai bao nhiêu tiền

Ở mỗi cơ sở y tế sẽ có giá siêu âm thai khác nhau. Bên cạnh đó thì hình thực siêu âm thai khác nhau nên chi phí cũng có sự khác nhau. Ngoài ra, khi thực hiện siêu âm thai thì mỗi mẹ bầu sẽ có những nhu cầu khác nhau nên chi phí cũng có thể là khác nhau.

Nếu mẹ bầu siêu âm thai 2D thì chi phí sẽ thấp hơn siêu âm thai 3D và 4D. Bên cạnh đó thì nếu mẹ bầu chỉ thực hiện siêu âm thông thường thì chi phí cũng sẽ thấp hơn so với những người vừa siêu âm, vừa xét nghiệm và có những nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác.

Thông thường thì giá siêu âm thai tại các cơ sở y tế có thể dao động từ khoảng 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng tùy vào từng loại hình siêu âm. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có thể nhu cầu sử dụng các dích vụ thăm khám, kiểm tra khác thì sẽ mất thêm một khoản phí tương đương với dịch vụ đó.

Top 5 bác sỹ siêu âm tốt nhất tại Hà Nội

Để được siêu âm thai nhanh chóng, chính xác và tiện lợi, không phải chờ đợi thì chị em có thể lựa chọn một trong 5 bác sỹ chuyên khoa dưới đây:

  1. Bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương – Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.

Nếu các mẹ bầu ngại đến các bệnh viện chuyên khoa lớn vì thủ tục rườm rà và phải xếp hàng chờ đợi cũng như không làm việc ngoài giờ hành chính… thì mẹ bầu có thể trực tiếp đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội để được siêu âm thai cùng bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương là bác sỹ chuyên khoa I Sản phụ khoa, từng tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc siêu âm thai, theo dõi thai kỳ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, điều trị các bệnh lý phụ khoa…được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn.

sieu-am-can-nang-thai-nhi4

Hiện nay, bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trão – Thanh Xuân – Hà Nội với các trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài cho kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.

Lưu ý : Để được siêu âm thai cùng với bác sỹ Nguyễn Thị Lan Hương thì chị em nên đặt lịch hẹn khám trước để không phải chờ đợi khi đến siêu âm. Link đặt hẹn hoặc gọi hotline tư vấn miễn phí: 03.56.56.52.52 – Website: dakhoahanoi.vn .

  1. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Phương Mai

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Phương Mai là Giáo sư đầu ngành về Sản Phụ khoa, từng giảng dạy Bộ môn Sản tại trường Đại học Y Hà Nội và là giáo sư cố vấn chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản Bộ Y tế, là Ủy viên ban chấp hành Hội sản phụ khoa và Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam

Giáo sư Trần Thị Phương Mai là bác sĩ được nhiều người biết đến, nhất là về vấn đề sinh sản. Hiện tại, Giáo sư có lịch khám vào sáng thứ 3 hàng tuần tại Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và khám thường xuyên tại Phòng khám Sản phụ khoa Phương Mai (Số 102 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

  1. Bác sỹ Trần Thúy Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Nếu các mẹ bầu muốn được bác sĩ chuyên khoa giỏi trực tiếp siêu âm và khám thai thì có thể đến gặp bác sỹ Trần Thúy Vân đang công tác tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Bác sĩ Trần Thúy Vân nguyên là Phó Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe Bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội

Với hơn 30 năm công tác trong nghề, bác sĩ có kinh nghiệm phong phú trong việc chẩn đoán hình ảnh thai nhi, chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều trị các bệnh sản phụ khoa cho chị em phụ nữ. Bác sĩ Vân được rất nhiều chị em ở Hà Nội yêu mến và tin tưởng đến chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bạn nên lưu ý : Để được bác sĩ Vân trực tiếp khám và siêu âm thai thì bạn nên đặt hẹn trước với bác sĩ.

  1. Bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan

Bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan là bác sỹ chuyên khoa II Sản phụ khoa, từng có 12 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Nguyên Trưởng khoa Sản II – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Bác sĩ Trần Thị Tuyết Lan là một trong những bác sỹ Sản khoa được nhiều chị em lựa chọn để chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện tại, bác sĩ Tuyết Lan thường có lịch khám tại Phòng khám Medelab số 86 Nguyễn Lương Bằng.

  1. Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan có trên 30 kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Phụ khoa và Nguyên Trưởng khoa Phụ Ngoại – Bệnh viện Phụ sản Trung ương

sieu-am-can-nang-thai-nhi5

Bác sĩ Lan đã có nhiều kinh nghiệm trong khám, theo dõi, điều trị và phẫu thuật phụ khoa. Hiện nay, bác sĩ có lịch làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vimec Times City và khám thường xuyên tại nhà riêng ở số 26, ngõ 30 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trên đây là những thông tin tổng quát về siêu âm thai mà các mẹ bầu nên nắm rõ để chủ động hơn trong việc chăm sóc thai kỳ  khỏe mạnh.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.