Sinh non là hiện tượng này xảy ra tương đối phổ biến ở nữ giới khi mang bầu. Nếu sinh non, trẻ thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe như suy hô hấp, nhiễm trùng, chậm tăng trưởng thể chất,… Do đó, việc nắm bắt lý do vì sao bé chào đời sớm và cách phòng tránh vô cùng cần thiết, quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để mẹ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sinh non.
Sinh non là gì?
Bác sĩ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Sinh non là trường hợp bé chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ, thuộc một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho trẻ trên toàn cầu. Trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc phải một số căn bệnh như bại não, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, khiếm thính, khiếm thị. Sinh non thường được phân loại như sau:
- Sinh cực non khi thai dưới 26 tuần
- Sinh rất non khi thai từ 28 – 32 tuần
- Sinh non muộn khi thai từ 33 – 36 tuần
Dấu hiệu nhận biết sinh non
Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý khi thấy những biểu hiện này xảy ra khi mang thai trước tuần thứ 37:
- Vỡ ối sớm, dịch âm đạo có màu hồng, màu nâu hay có lẫn máu.
- Chảy máu âm đạo.
- Mẹ bầu cảm thấy đau quặn bụng, nặng bụng.
- Đau mỏi lưng vùng thấp mà trước đây bạn chưa từng trải qua những cơn đau này.
- Xuất hiện cơn gò tử cung.
- Xuất hiện các cơn co thắt.
Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?
Nếu xuất hiện những triệu chứng trên mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tại sao phụ nữ mang thai lại bị sinh non?
- Nhiễm trùng vùng kín: Tỉ lệ sinh non ở thai phụ rất cao nếu mắc bệnh nhiễm trùng vùng kín trong quá trình mang thai. Nhiễm trùng vùng kín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại xâm nhập, phát triển, làm lớp màng bao bọc thai nhi yếu đi, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ối và túi nước ối có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào.
- Lối sống, sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh: Nữ giới rất dễ bị sinh non khi mang thai nếu có lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích như bia, rượu, thuốc lá , lười vận động hay tâm lý bất ổn luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, stress,…
- Mang đa thai: Nếu mẹ bầu lựa chọn phương pháp mang thai bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm, mang đa thai thì rất dễ rơi vào tình trạng sinh non nếu không biết cách chăm sóc thai nhi khoa học.
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn: Sau khi sinh, sức khỏe của phụ nữ dường như yếu đi, cần phải nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định để cơ thể hồi phục. Nếu nữ giới mang thai và khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn sẽ rất dễ gây ra một số tình trạng như sinh non, thai nhẹ cân thậm chí là dị tật bẩm sinh.
- Do nhau thai. Các vấn đề liên quan đến nhau thai như nhau tiền đạo hay nhau bong non, thiểu năng nhau thai khiến cơ thể người mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi và điều này có thể dẫn đến sinh non.
Những rủi ro khi sinh non
Đối với người mẹ
- Chảy máu âm đạo và nhiễm trùng: Chảy máu âm đạo và nhiễm trùng nếu không phát hiện và có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng sinh sản của người mẹ sau này.
- Rối loạn tâm lý: Sinh non là việc mà không một người mẹ nào mong muốn, vì thế chẳng may bé được bác sĩ đưa đi vào phòng chăm sóc đặc biệt chắc chắn mẹ sẽ rất lo lắng, tâm lý bất an.
- Đe dọa tính mạng: Tính mạng của người mẹ có thể bị đe dọa nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Đối với thai nhi
- Hô hấp khó khăn: Một vấn đề lớn và thường xuyên xảy ra ở trẻ sinh non đó là hô hấp kém. Phổi là một trong những cơ quan được hoàn thiện cuối cùng trong quá trình mang thai. Nếu bé chào đời khi phổi chưa được phát triển đầy đủ bé sẽ gặp phải các vấn đề liên quan tới đường hô hấp. Thông thường những bé chào đời trước 32 tuần sẽ dễ gặp phải vấn đề này. Hơn nữa, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, cung cấp lượng oxy cần thiết cho bé các cơ quan của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là tử vong.
- Các vấn đề về tim mạch: Sót ống động mạch và huyết áp thấp là hai bệnh phổ biến mà trẻ sinh non thường gặp phải. Khi mắc hai bệnh trên, trẻ không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng suy tim.
- Các vấn đề về não: Sinh non quá sớm trẻ có thể gặp phải nguy cơ bị xuất huyết não. Nếu trẻ không bị xuất huyết quá nhiều, tình trạng này có thể khắc phục và điều trị bởi bác sĩ lành nghề, trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên nếu tình trạng xuất huyết xảy ra quá nhiều, bé sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn, điều này gây cản trở, ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ của trẻ trong tương lai.
- Không thể tự điều chỉnh thân nhiệt: Hầu hết trẻ em sinh non đều thiếu chất béo, khi thiếu thành phần này bé sẽ không thể tự điều chỉnh thân nhiệt, gây ra một số vấn đề như hạ thân nhiệt. Chính vì thế, để giữ ấm cho cơ thể trẻ sinh non thường sử dụng hết năng lượng vốn có khiến cơ thể khó phát triển, khó tăng cân.
- Các vấn đề về ruột: Trẻ sinh non thường có nguy cơ bị viêm ruột ngoại tử, đây là tình trạng tiềm ẩn gây ra nhiều nguy hiểm khôn lường và thường xảy ra khi trẻ bắt đầu được cho bú.
- Vấn đề về máu: Trẻ sinh non sẽ gặp phải các bệnh liên quan đến máu như thiếu máu, vàng da.
- Hệ miễn dịch yếu: Trẻ sinh non rất dễ phải đối mặt với những mối nguy hiểm bởi hệ miễn dịch yếu. Vì thế nếu thấy bé có những biểu hiện bất thường nào, bạn cần đưa bé tới các cơ sở y tế ngay lập tức.
- Bại não: Bại não và một căn bệnh thường xảy ra ở những bé sinh non. Những bé bị bại não thường có dấu hiệu như mất khả năng ở chân, tay, không có khả năng di chuyển,…do máu lưu thông lên não kém cũng như oxy cung cấp chậm.
- Chậm phát triển: Do sinh chưa đủ ngày, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện vì thế trẻ sinh non thường chậm phát triển so với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng.
- Thị giác: Trẻ chào đời trước 30 tuần sẽ dễ mắc phải bệnh lý võng mạc. Bệnh này xuất hiện do quá trình phát triển bất thường các mạch máu ở võng mạc mắt. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra một số hệ quả như mù lòa.
- Các bệnh mạn tính: Tỉ lệ mắc bệnh mạn tính ở trẻ sinh non là rất cao, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như hen suyễn, tiêu hóa, nhiễm trùng mạn tính.
- Tỷ lệ sống sót thấp: Khi sinh non hầu hết trẻ sẽ được cung cấp dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch bởi lúc này bé còn quá yếu để có thể bú, nuốt hay thở cùng lúc. Trong số những trẻ sinh non chỉ có khoảng 80% là sống sót, còn lại đều tử vong do mắc phải một số bệnh nhiễm trùng.
Làm sao để giảm nguy cơ sinh non?
- Để giảm tối đa nguy cơ sinh non, việc đầu tiên các mẹ cần làm chính là chăm sóc bản thân thật tốt và cẩn thận trong suốt quá trình mang thai. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, các mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, môi trường sống lành mạnh, giữ cho cơ thể luôn thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng mệt mỏi.
- Khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra sức khỏe, thể chất, tinh thần. Bởi những thai phụ không có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng sinh non. Hơn nữa, khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát, ngăn chặn được một số căn bệnh nguy hiểm như viêm nhiễm, huyết áp,…
- Vệ sinh răng miệng và nếu có biểu hiện bất thường gì về răng cần đi khám ngay.
- Uống nhiều nước, kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Thường xuyên luyện tập thể dục, các động tác nhẹ nhàng để giảm nguy cơ sinh non cũng như tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai. Mẹ bầu có thể đi bộ, ngồi thiền hay tập các động tác yoga đơn giản.
Trên đây là những thông tin về sinh non với các nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh được Doctor X tổng hợp. Để biết thên những thông tin chi tiết và chính xác với tình trạng của chính mình, bạn hãy đến những cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!