Vòi trứng là nơi tiếp nhận noãn trứng chín từ buồng trứng đưa xuống và đây cũng là nơi diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Nhưng khi noãn không diễn ra quá trình thụ tinh thì sẽ bị bong ra và dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu chẳng may vòi trứng bị tắc nghẽn vì một lý do nào đó thì liệu hiện tượng kinh nguyệt có xảy ra không? chị em bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Đó là những băn khoăn được rất nhiều chị em tìm kiếm, và dưới đây chính là câu trả lời chính xác nhất mà bạn đang quan tâm.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị bịt kín bằng các chất dịch nhầy, dịch mủ, niêm mạc… khiến nó bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng hoạt động.
Vậy chị em nếu bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Lý giải về điều này, Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết:
- Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng lớp nội mạc tử cung bị bong tróc dưới tác động của estrogen và progesterone được tiết ra từ buồng trứng.
- Các nang trứng vẫn phát triển và chín dù vòi trứng bị tắc.
- Chị em có 2 buồng trứng và 2 vòi trứng. Trường hợp chỉ bị tắc 1 vòi trứng, vòi còn lại vẫn có thể hoạt động bình thường, nhận trứng khi trứng rụng. Vì vậy, chị em bị tắc 1 vòi trứng vẫn có kinh nguyệt và khả năng mang thai tự nhiên.
Như vậy, việc có kinh nguyệt gần như không ảnh hưởng tới việc vòi trứng tắc hay không tắc. Tuy nhiên, thường thì chị em gặp các bệnh liên quan đến ống dẫn trứng, vòi trứng thì có thể sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng. Từ đó gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà bạn có thể nhận ra như: đau bụng kinh, dùng tay đè vào bụng dưới sẽ thấy đau ở 1 điểm nhất định, hay lượng kinh nguyệt ra ít, rong kinh…
Tắc vòi trứng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Theo thống kê thì có tới 40% tỉ lệ nữ giới mắc vô sinh – hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung xuất phát từ bệnh tắc vòi trứng, viêm ống dẫn trứng.
- Tăng khả năng bị vô sinh: Vòi trứng bị tắc khiến tinh trùng khó khăn trong việc di chuyển vào gặp trứng để thụ tinh.
- Mang thai ngoài tử cung: Nếu trứng đã thụ tinh không thể di chuyển qua vòi trứng vào tử cung để làm tổ. Điều này khiến trứng phát triển ở bên ngoài và dẫn đến mang thai ngoài tử cung, đe dọa tính mạng chị em.
Chị em bị tắc vòi trứng phải làm sao?
Chị em ngay khi nhận thấy các triệu chứng tắc vòi trứng như: đau vùng bụng dưới thường xuyên, kinh nguyệt không đều, tăng dịch tiết âm đạo, khó thụ thai… cần chủ động đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn chữa trị phù hợp nhất.
- Bơm hơi thông vòi trứng: Phương pháp này còn rất nhiều hạn chế và để lại biến chứng nên ít được áp dụng, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao.
- Phương pháp nội soi vòi trứng: Đây là cách thông áp dụng cho trường hợp đoạn tắc nằm ở gần phía tử cung. Bác sỹ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào tử cung, sau đó đưa dụng cụ vào trong ống dẫn trứng để tách những đoạn vòi trứng bị dính, giúp làm thông vòi trứng. Thông qua thiết bị nội soi, bác sỹ sẽ quan sát toàn bộ vòi trứng, do vậy phương pháp này có tỷ lệ thành công cao lên đến 85%,. Tuy nhiên do không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây tắc nên một số chị em sau một thời gian đã bị tắc trở lại.
- Phương pháp thông vòi trứng bằng công nghệ thông minh mới DSA: Là công nghệ thông tắc vòi trứng mới nhất, áp dụng được với cả trường hợp bị tắc ở gần và xa tử cung. Phương pháp này giúp định vị chính xác nhất vị trí vòi trứng bị tắc, từ đó bác sỹ mới đưa thiết bị DSA để làm thông đoạn tắc. Đây là cách thông vòi trứng có tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng và hạn chế tái phát trở lại nhất hiện nay.
- Từ những phân tích cụ thể ở bài viết cho thấy, hiện tượng tắc vòi trứng vẫn có kinh nguyệt như bình thường, nó không liên quan và ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt của bạn.
- Nhưng nếu xuất hiện tình trạng tắc kinh hoặc vô kinh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai, cho con bú, tuổi mãn kinh hoặc tâm lý thay đổi, rối loạn buồng trứng, u buồng trứng…
- Do đó, khi có hiện tượng vô kinh, chị em không nên chủ quan mà cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để được khám và điều trị kịp thời.