Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Kinh Nguyệt » Tìm hiểu hội chứng tiền kinh nguyệt

Tìm hiểu hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người không hiểu  rõ về hiện tượng này. Các chuyên gia cho biết, đây không phải một bệnh lý, tuy nhiên cũng cần có sự theo dõi và thăm khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường kéo dài. Hầu hết nữ giới trong độ tuổi sinh sản đều gặp phải tình trạng này nên cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu triệu chứng và đảm bảo không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe.

hoi-chung-tien-kinh-nguyet1

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt được gọi là PMS, đây là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một loạt các triệu chứng về thể chất và tâm lý liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường xảy ra khoảng 7 ngày trước khi bạn có kinh. Một số người sẽ hết khi bắt đầu ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên một số người sẽ kéo dài đến khi hết “ngày đèn đỏ”. Theo các nghiên cứu của nhiều quốc gia cho biết có khoảng 30 – 40% phụ nữ gặp các triệu chứng tiền kinh nguyệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống của họ.

Các chuyên gia nhấn mạnh, hội chứng tiền kinh nguyệt ngày càng phổ biến và hầu như nữ giới ai cũng gặp phải hiện tượng này. Khoảng 50% phụ nữ bị hội chứng này và thường là trong khoảng độ tuổi 20 tới 30. Bên cạnh đó, bạn có thể hạn chế khả năng mắc hội chứng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt

Các chuyên gia cho biết, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng PMS có thể xảy ra do mất cân bằng nội tiết tố nữ, estrogen và progesterone (hai hormone do buồng trứng sản xuất). Các chất trong cơ thể khác (như prostaglandin) cũng có thể gây ra PMS với nững triệu chứng xảy ra cả hai mặt mặt thể chất và mặt tinh thần như:

  • Sưng và đau nhức núi đôi
  • Tình trạng táo bón
  • Nhức đầu, chóng mặt thường xuyên
  • Dễ nổi cáu và thường lo âu, thậm chí là trầm cảm, trầm cảm, dễ khóc, căng thẳng, lo âu, khó tập trung.
  • Giảm khả năng tập trung
  • Ảnh hưởng đến tiêu hoá: đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Gặp phải vấn đề về da: nám xạm da, dễ nổi mụn

Bên cạnh đó, nếu bạn đang bị đau nửa đầu, lở loét, hen suyễn, chứng động kinh thì tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn khi đồng thời mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt.

hoi-chung-tien-kinh-nguyet2

Đặc điểm của hội chứng tiền kinh nguyệt

Nói về PMS, các chuyên gia khẳng định, các triệu chứng này có đặc điểm riêng biệt:

  • Có xu hướng gia tăng mức độ nghiêm trọng khi chu kỳ tiến triển.
  • Có khả năng thuyên giảm khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
  • Các triệu chứng của PMS có thể gia tăng mức độ nghiêm trọng sau mỗi lần mang thai và có thể trầm trọng hơn theo độ tuổi cho đến khi chúng dừng lại ở thời kỳ mãn kinh.
  • Nếu bạn có triệu chứng của PMS, bạn có thể tăng độ nhạy cảm với rượu bia.
  • Phụ nữ có tình trạng này thường có chị hoặc mẹ cũng bị PMS, cho thấy hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể do di truyền.

Làm gì để giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt?

Như đã khẳng định ở trên, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên những thay đổi của cơ thể nữ giới trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sứ khỏe và những sinh hoạt thường ngày. Và bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng này?

  • Tìm hiểu về hội chứng tiền kinh nguyệt

Các bạn nữ cần tìm hiểu kiến thức về PMS để có thể nắm rõ tình trạng sức khoẻ cơ thể của mình và có những theo dõi cũng như hướng điều trị thích hợp. Nếu những triệu chứng này xảy ra nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn thì bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám ngay.

  • Tập thể dục điều độ

Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ tập thể dục thường xuyên nói rằng họ có ít vấn đề với PMS hơn. Hãy thử tập thể dục thường xuyên vài lần một tuần để cải thiện sức khoẻ cũng như bảo vệ mình trước các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể gặp phải.

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Một số người cho rằng các chế độ ăn khác nhau giúp giảm PMS. Có rất ít bằng chứng từ các thử nghiệm nghiên cứu chứng minh điều này là đúng, tuy nhiên, nhiều người đã thử áp dụng giảm lượng đường, đồ uống có đường và carbohydrates tinh chế trong các bữa ăn hằng ngày và họ đã cải thiện được các triệu chứng PMS.

  • Giảm lượng caffein và rượu bia

Một số phụ nữ thấy rằng rượu hoặc caffeine (tìm thấy trong trà, cà phê, cola,…) làm cho các triệu chứng PMS tồi tệ hơn. Vì thế cắt giảm những chất trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khó chịu khi phải đối mặt với các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

  • Sử dụng các sản phẩm thảo được và vitamin

Nhiều sản phẩm thảo dược, vitamin và khoáng chất được bán khá phổ biến ở các tiệm thuốc để điều trị PMS. Các loại được nghiên cứu nhiều nhất là magie, vitamin B6 (pyridoxine), canxi và agnus castus. Nhưng bạn cần thăm khám và được bác sĩ kê đơn rõ ràng, tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bài liên quan

Kinh nguyệt bất thường là như thế nào?

Kinh nguyệt bất thường là một trong những hiện tượng mà khá nhiều chị em...

Giải đáp từ chuyên gia: Chậm kinh có phải mang thai không?

Chậm kinh có phải mang thai không? là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều trường...

5 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần đi khám bác sĩ ngay

Kinh nguyệt được coi thước đo đánh giá sức khỏe sinh sản của chị em phụ...

Bác sỹ chuyên khoa giải đáp: Đau vùng kín khi có kinh nguyệt là bệnh gì

Bạn đang gặp phải tình trạng đau vùng kín mỗi khi có kinh nguyệt, gây đau...

Chi phí điều trị rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền

Chi phí rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền? là băn khoăn, lo lắng của rất...

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Dậy thi là giai đoạn có nhiều biến đối tâm sinh lý rõ nét nhất, trong đó...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.