Trang chủ » Tin liên quan » Tổng hợp những biến chứng bệnh tiểu đường – Cần nắm rõ

Tổng hợp những biến chứng bệnh tiểu đường – Cần nắm rõ

Theo số liệu thống kê y tế cho thấy, tại Việt Nam có tới gần 4 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường, đặc biệt là con số này hiện đang ngày càng gia tăng. Và khi bị tiểu đường thì một trong những vấn đề khiến người bệnh lo lắng nhất đó chính là những biến chứng của bệnh. Bài viết sau sẽ chỉ rõ những biến chứng bệnh tiểu đường mà người bệnh có thể phải đối mặt nếu không tiến hành điều trị sớm.

Tiểu đường (đái thái đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn sẽ mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Bệnh tiểu đường được chia làm 3 tuýp: tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

Những biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường bao gồm chính đó là biến chứng cấp tính và mạn tính. Biến chứng cấp tính thường là những biến chứng xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn, rất dễ gây tử vong nếu như không xử lý kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay người bị bệnh tiểu đường chủ yếu tử vong vì các biến chứng mạn tính.

Dưới đây là những biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp nhất:

– Biến chứng tim mạch: Theo số liệu thống kê y tế cho thế có đển hơn 60% người bị tiểu đường tử vong về biến chứng tim tim mạch và đột quỵ. Do lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu, từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc tim mạch. Người bệnh tiểu đường có thể bị biến chứng tim mạch ngay tại thời điểm chẩn đoán hoặc sau vài năm mắc bệnh.

– Biến chứng mắt: Người mắc bệnh tiểu được cũng có nguy cơ mắc phải bệnh về mắt (võng mạc). Nguyên nhân là do lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, khiến võng mạc bị bong, rách, thậm chí gây mù lòa.

– Biến chứng thần kinh: Theo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc biến chứng thần kinh này cao tương đương như biến chứng tim mạch. Khi lượng đường quá cao sẽ dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh, do đó mà các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy, dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.

– Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường cũng gây ra tổn thương các mạch máu ở thận, làm suy giảm chức năng của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận. Người mắc thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc.

– Biến chứng nhiễm trùng: Lượng đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ. Thông thường những vết thương của người bệnh tiểu dường rất khó lành, dễ loét, hoại tử.

– Biến chứng về da: Nguyên nhân của biến chứng này là do da ít được nuôi dưỡng, cộng thêm rối loạn tiết mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da phát triển. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được dấu hiệu như da khô, bong tróc, ngứa ngáy, xuất hiện các vết sần đỏ hoặc nâu (u mỡ, u hạt vàng),…

– Hạ đường huyết: Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép. Nguyên nhân có thể là: uống thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống kiêng khem quá, uống thuốc trước khi ăn, tập luyện quá sức, uống quá nhiều rượu, bia,…

– Hôn mê: Lượng đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu kịp thời.

– Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Đường trong máu cao trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân, dễ dẫn đến các tai biến sản khoa khác cho trẻ và mẹ nh hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ, có nguy cơ bị tiểu đường cao trong tương lai hơn các trẻ khác.

Như vậy, bệnh tiểu đường, dù là type 1 hay type 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như trên. Chính vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường như liên tục khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày, sụt cân bất thường, thị lực yếu đi,… thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Bệnh tiểu đường có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát các bệnh cơ hội (tăng huyết áp, mỡ máu) và phòng ngừa sớm biến chứng, người bệnh có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Những tác hại của bệnh tiểu đường thường tiến triển âm thầm và gây ra nhiều hậu quả đáng sợ. Tuy nhiên nếu biết cách phòng ngừa sớm sẽ giúp bạn loại bỏ nguy cơ này. Dưới đây là 1 số cách mà bạn có thể áp dụng:

– Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ: Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ để đảm bảo được mức đường huyết lúc đói nhỏ hơn 7 mmol/l, HbA1c thấp hơn 7%. Chỉ số này sẽ giúp kiểm soát những biến chứng của bệnh tiểu đường.

– Ăn uống đúng cách: Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiêu đường. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, người mắc bệnh tiểu đường nên chia khẩu phần ăn thành các bữa trong ngày để tráng đường huyết tăng đột ngột. Cần hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột) để tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa.

– Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn làm giảm đề kháng lnsulin – nguyên nhân chính gây tăng đường huyết sau ăn.

– Duy trì những thói quen hợp lý: Thăm khám sức khỏe định kỳ hay hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, giảm căng thẳng, stress,… đều có tác dụng giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng ở người tiểu đường.

Với những thông tin về những biến chứng bệnh tiểu đường hy vọng sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức để từ đó chủ động phòng tránh cũng như thăm khám và điều trị kịp thời khi không may mắc phải. Nếu vẫn còn băn khoăn, thắc mắc hãy chat Tại đây để được các chuyên gia y tế tư vấn miễn phí.

 

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.