Viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến thường gặp. Nếu không phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bên cạnh việc tích cực điều trị, cha mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thực đơn hàng ngày của trẻ. Vậy trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Đối với viêm tai giữa, nguyên nhân chính là do các bé dưới 7 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Vì thế nên cơ thể của bé khó chống lại nhiễm trùng.
Ngoài ra, một số yếu tố khác dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ như tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình và đi nhà trẻ. Yếu tố thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc rối loạn chức năng màng nhĩ.
Chớ chủ quan với tình trạng viêm tai giữa
Đây được xem là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ em. Vì bé chưa ý thức được vấn đề tự vệ sinh cá nhân khi mắc phải bệnh, do đó bệnh rất dễ trở nên nặng và khó chữa hơn.
Khi bị viêm tai giữa, nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ đọng lại và có thể dẫn đến hỏng màng nhĩ. Nếu như dịch này tích tụ quá nặng sẽ làm cho màng nhĩ bị thủng, thậm chí có thể lan vào xương, lây lan lên não và màng não. Nếu bệnh viêm tai giữa ở trẻ không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Nó sẽ lan đến xương gây viêm xương chẩm, tức phần xương sọ nằm ngay sau tai.
Các bậc phụ huynh không nên xem thường bệnh này. Bố mẹ cũng phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng cho bé bị viêm tai giữa thật nghiêm ngặt để giúp bé mau chóng hết bệnh.
Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?
Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. Có một số nhóm thức ăn đặc biệt tốt cho trẻ bị viêm tai giữa.
Cho trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa bú sữa mẹ bình thường
Nếu là bé sơ sinh, bố mẹ nên tiếp tục cho trẻ bị viêm tai giữa bú sữa như bình thường. Khuyến khích sử dụng sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và dễ tiêu hóa hơn, do vậy giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Lưu ý, tránh để sữa mẹ chảy vào tai, nếu không nhiễm trùng sẽ nặng hơn và lâu khỏi hơn.
Bổ sung chất xơ
Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa là vấn đề cần mọi cha mẹ cần quan tâm. Nếu trẻ bị viêm tai giữa nên tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ. Chất xơ cũng giúp phòng tránh hậu quả ù tai vì thiếu khoáng tố này, nhất là ở người có tiền căn thiếu máu. Nên ăn các loại rau như: rau dền, rau muống cung cấp nhiều chất sắt, chất xơ cho cơ thể.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất
- Thay thế mỡ lợn bằng dầu hướng dương hay dầu thực vật khi xào nấu. Nó để ngăn ngừa tình trạng viêm tai xương chũm nhờ sinh tố D và E trong dầu.
- Nên tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm có chứa vitamin C cho trẻ bị bệnh. Có thể kể đến như: cải xoăn, mù tạt xanh, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, kiwi, đu đủ… Những thực phẩm này giúp vết thương mau liền, hạn chế sự viêm nhiễm.
- Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gan bò, cà rốt hay cà tím xào mềm. Những thực phẩm này bổ sung vitamin A cho trẻ. Bên cạnh đó, nó tăng cường thính lực cũng như bảo vệ lớp niêm mạc lót trong loa tai.
- Lựa chọn cá biển, rong biển thuốc tảo spirulina trong thực đơn hàng ngày. Nó giúp cung cấp iốt làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.
- Nên ăn các thực phẩm được chế biến dưới dạng luộc, nấu. Nên ăn các thực phẩm mềm. Ăn lạc luộc để tăng cường khoáng tố kẽm. Đó là chất thường thiếu trong cơ thể của người có cơ tạng thuộc nhóm hay chóng mặt.
Viêm tai giữa là một bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được nếu trẻ có một sức đề kháng tốt và được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Khi trẻ có các triệu chứng nghi bị viêm tai giữa, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, phụ huynh cũng cần có các kiến thức về vệ sinh tai cho trẻ để có thể chăm sóc trẻ tại nhà.