Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Triệu chứng bệnh phong thấp

Triệu chứng bệnh phong thấp

Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, phong thấp là căn bệnh phổ biến xảy ra nhiều ở những người cao tuổi, người lao động nặng nhọc hay đối tượng phải ngồi lâu ít vận động. Trong nhiều trường hợp không được phát hiện sớm thông qua các triệu chứng phong thấp thường gặp để có phương pháp điều trị tốt nhất, có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

trieu-chung-benh-phong-thap

Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp, hay tê thấp, là chứng bệnh làm đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt và một số cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, tim, hệ thần kinh… nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh phong thấp RA gây ra do màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Chất đạm này cũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Dần dần, khớp xương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy.

Tại sao các màng lót bị sưng lên? Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng là nguyên nhân và một số người có những gien di truyền khiến họ dễ bị nhiễm trùng. Một số các nhà nghiên cứu khác cho rằng kích thích tố có thể đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh phong thấp RA.

Những yếu tố khác có thể làm một người dễ mắc bệnh RA là: tuổi già, phái nữ, hút thuốc lá.

Triệu chứng bệnh phong thấp thường gặp

Theo thống kê sơ bộ, tỷ lệ phát bệnh là 0,3-0,5%, tức cứ 1000 người thì có 3-5 người phát bệnh. Tuy nhiên, một khi các triệu chứng bệnh phong thấp đã xuất hiện thì sẽ có 1/10 bệnh nhân sẽ phải gánh chịu các biến chứng tật nguyền cho dù được chữa bệnh tích cực. Bởi vậy, mọi người cần nắm rõ các triệu chứng bệnh phong thấp dưới đây:

  • Đau sưng khớp xương

Đau khớp xương thường xuất hiện âm ỉ cả khi vận động lẫn bất động kèm theo hiện tượng sưng tấy khớp bàn tay, cổ tay, khủy tay, chân, ngón chân… Trường hợp bị bệnh phong thấp nặng có thể xuất hiện dị dạng ngón tay kiểu “cổ ngỗng” hoặc hình “cánh hoa bị bẻ cong”, không thể co duỗi khớp được.

  • Tê cứng buổi sáng

Triệu chứng bệnh phong thấp nhận biết thế nào? Khi thức dậy buổi sáng, người bệnh sẽ cảm thấy khớp xương rất cứng và khó co duỗi, thậm chí không thể tự mặc áo hay chải đầu.

  • Hạt dưới da

Có 15-25% người bệnh phong thấp có thể sờ thấy hạt dưới da kích thước 0,2-3cm, chủ yếu tại khớp khủy tay, gót chân, đầu gối… Những hạt dưới da đôi khi còn xuất hiện tại các cơ quan nội tạng như màng tim, màng ngực, tổ chức tim, phổi, não…

  • Hội chứng giảm tiết dịch

Khô mắt, ít nước mắt, khô miệng, dịch nước bọt giảm… Người bệnh phong thấp khi ăn các thực phẩm khô như bánh mỳ, bánh quy… sẽ thấy rất khó nuốt.

trieu-chung-benh-phong-thap2

Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh phong thấp có thể gặp phải như: Tim đập mạnh và loạn nhịp, ho nhiều, khó thở, bắp thịt lỏng lẻo suy thoái, thiếu máu, đau nhức, tê liệt phần tay…

Bệnh phong thấp có lây không?

Theo Đông y, bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng tý, do Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể đang bị suy yếu và gây tổn thương huyết mạch, cơ xương khớp, tim…. Còn theo Tây y, phong thấp là tên gọi khác của bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch và chưa được xác định chính xác nguyên nhân.

Tổn thương do phong thấp hay viêm khớp dạng thấp chủ yếu là tổn thương màng hoạt dịch khớp dẫn đến phá hủy sụn, gan, xương và dây chằng quanh khớp với các biểu hiện sưng nóng đỏ đau khớp, tê bại chân tay, dính khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp, bệnh còn gây tổn thương ở nhiều cơ quan như hệ thần kinh, tim mạch, da và các tổ chức dưới da…

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì thực tế bệnh phong tê thấp không phải là bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, có khá nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan có thể khiến bạn dễ dàng mắc bệnh.

Điều trị bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp gây ra cứng, đau khớp xương và mệt mỏi. Dần dần, bệnh nhân khó có thể làm những việc dù thông thường nhất như cầm cây bút, vặn nắm cửa…Bệnh nhân có thể bị trầm cảm do việc này. Bệnh nhân cũng dễ mắc bệnh sưng khớp và xương (osteoarthritis, một dạng bệnh phong thấp khác), và bệnh tim…

Chính bởi vậy, các bác sĩ khuyên rằng, người bệnh cần chủ động trong việc nhận biết các triệu chứng bệnh phong thấp để thăm khám và được tư vấn điều trị an toàn phù hợp.

Để chữa bệnh phong thấp, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc Tây y phổ biến. Tuy nhiên loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng nhiều nhất gồm 5 loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh
  • Thuốc chống thoái hóa
  • Các loại vitamin nhóm B

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc Đông y hay dân gian truyền miệng hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi điều trị tại nhà, bệnh nhân cần được thăm khám, xác định nguyên nhân cấp độ để nhận chỉ định từ bác sĩ.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.