Triệu chứng có sán lợn trong mắt có dễ phát hiện không? Và phải làm gì trong trường hợp này? Đây là những câu hỏi được đặt ra rất nhiều trên khắp các diễn đàn về chăm sóc sức khỏe trong thời gian gần đây. Về vấn đề này, các chuyên gia nhận định, những dấu hiệu nhiễm sán không quá khó nhận biết nhưng bệnh nhân cần theo dõi cơ thể mình thật kỹ bởi đây là căn bệnh có diễn biến âm thầm dễ nhẫm lẫn với căn bệnh khác. Thực tế đã chứng mình, có hàng ngàn ca bệnh khi tới cơ sở y tế thì đã ở tình trạng nặng với nhiều biến chứng gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Vì sao tỷ lệ nhiễm sán lợn ngày càng tăng?
Trong nhiều ngày qua, số lượng trẻ nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh có kết quả dương tính với sán lợn gạo liên tục tăng nhanh chóng. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước (rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch…) hoặc nhiễm từ các sản phẩm thịt không được nấu chín.
Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.
Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trong trường hợp, có sán lợn trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Triệu chứng có sán lợn trong mắt
Đối với bệnh nhân khi bị nhiễm sán lớn, đều có những biểu hiện lầm sàng như:
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng suy nhược thần kinh.
- Dấu hiệu chính là thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn trong lúc tắm, lúc ngủ đốt sán bò ra giường, ra quần áo, bò lên người bệnh và người nằm cùng giường. Đốt sán nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng cử động linh hoạt.
- Một số trường hợp có trứng sán trong phân được phát hiện.
- Đối với triệu chứng có sán lợn trong mắt, người bệnh sẽ thấy giảm thị lực, tăng nhãn áp, thường xuyên có cảm giác nổi cộm trong bầu mắt, khi nhìn vào mắt dễ phát hiện những đường gân nhỏ. Thường xuyên bị đau mắt, đỏ mắt. Có người ở giai đoạn nặng còn bị mù.
Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng sán sẽ có những triệu chứng tùy thuộc vị trí ký sinh và đóng kén của ấu trùng mà bệnh sẽ xuất hiện các triêu chứng khác nhau.
- Tại não cũng tùy thuộc vị trí mà triệu chứng biểu hiện chức năng cũng khác nhau như động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội.
- Dặc biệt là triệu chứng có sán lợn trong mắt, khi ấu trùng cư trú ở mắt gây các triệu chứng chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị… thậm chí bị mù nếu có nang sán ở mắt.
- Ấu trùng cư trú ở cơ vân xuất hiện các nang dưới da với kích thước 0.5-2cm, di động dễ dàng, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực; các nang này có thể gây ra triệu chứng máy, giật cơ.
Đối với sán dây trưởng thành, người mắc sẽ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán di chuyển và tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào.
Phòng ngừa sán lợn như thế nào
Các triệu chứng có sán lợn trong mắt cũng như tại các bộ phận khác cần được phát hiện sớm, đi thăm khám và có phương án điều trị kịp thời, tránh hậu quả nặng nề có thể xảy ra.
Theo đó, để chủ động phòng bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn, theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).
Như vậy, thông qua những triệu chứng có sán lợn trong mắt trên đây, người bệnh cần chú ý theo dõi cơ thể mình thật kỹ, phát hiện sớm, thăm khám và điều trị tránh những hậu quả có thể xảy ra gây nguy hiểm tới tính mạng.
Jenny Liên