Chúng ta vẫn thường nhắc tới căn bệnh cao huyết áp ở những người già, tuy nhiên theo số liệu thống kê mới nhất Bộ Y tế thì tỷ lệ bệnh nhân gặp phải những biến chứng nguy hiểm do bị huyết áp cao ngày càng tăng ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác. Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là rất nhiều người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa thì bệnh đã rất nghiêm trọng, thậm chí là gặp phải nguy hiểm tính mạng. Bởi không nhận biết được những triệu chứng của bệnh cao huyết áp thường gặp. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn gọi là bệnh huyết áp cao. Theo tài liệu y khoa, căn bệnh này thường gặp ở những đối tượng như người cao tuổi, người già, người béo phì, thừa cân, hay những người mắc một số những bệnh lí liên quan khác như bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, hoặc đôi khi là do di truyền.
Theo đó, hiện tượng cao huyết áp xuất hiện khi áp lực máu trong các động mạch tăng cao tỉ lệ thuận theo mỗi nhịp đập của tim. Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, nếu áp lực của máu quá cao sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cần cung cấp và đủ máu bơm đi khắp cơ thể. Chính vì vậy, nếu huyết áp tăng quá cao rất dễ dẫn đến đột quỵ, kèm theo những cơn đau tim xuất hiện, ngoài ra còn khiến thận bị tổn thương.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Trong đó 120 là con số biểu thị cho huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa- áp lực cao nhất trong lòng động mạch) còn 80 là con số biểu thị cho huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu-áp lực thấp nhất trong động mạch).
Khi mức huyết áp của bạn lớn hơn 120/80 đến 139/89 thì được gọi là tiền tăng huyết áp (bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lên được gọi là cao huyết áp.
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Để chẩn đoán chắc chắn bênh cao huyết áp, người bệnh cần tới trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để đo huyết áp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn cũng có thể nhận biết thông qua những triệu chứng của bệnh cao huyết áp như sau:
- Đau đầu thường xuyên
Đau đầu là triệu chứng phổ biến liên quan mật thiết tới bệnh cao huyết áp. Hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều than phiền về những cơn đau đầu liên tục mà không rõ nguyên nhân.
- Cảm giác hồi hộp
Giảm cung cấp oxy là nguyên nhân khiến tim tăng cường hoạt động, cùng với tăng huyết áp sẽ gây ra cảm giác hồi hộp. Hồi hộp, tim đập nhanh là do tim hoạt động bất thường.
- Chóng mặt, hoa mắt
Tình trạng hoa mắt chóng mặt cũng là một triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Khi mắc bệnh cao huyết áp, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt thường xuyên và hoa mắt không thể nhìn rõ. Triệu chứng đầu tiên là choáng và mất thăng bằng đến giai đoạn sau có thể gây chóng mặt thường xuyên.
- Song thị
Ở giai đoạn sau của bệnh cao huyết áp bạn có thể bị song thị (nhìn đôi). Song thị là tình trạng nhìn một thành hai. Khi bệnh tiến triển nặng, cao huyết áp cũng gây nhìn mờ, thị lực giảm rõ rệt.
- Buồn nôn, nôn mửa
Một trong những triệu chứng của bệnh cao huyết áp phổ biến nhất là tình trạng buồn nôn, ói mửa kèm theo đau đầu khó chịu. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng xảy ra ở mỗi bệnh nhân không giống nhau.
Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?
Các chuyên gia cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng cao huyết áp có thể do các yếu tố như: Tuổi tác, chế độ ăn giàu chất béo, ăn quá mặn hay ở những người hút thuốc. Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây suy tim suy thận, đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh.
Về vấn đề chữa bệnh cao huyết áp, các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, mục tiêu điều trị thường là để giữ cho huyết áp của bạn dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp của bạn dưới 130/80 mmHg.
Phương pháp điều trị thông thường là nội khoa, tức là dùng thuốc. Với những triệu chứng của bệnh cao huyết áp thường gặp, sau khi thăm khám và tìm hiểu rõ về tình trạng bệnh cũng nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp làm hạ huyết áp cao bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế Beta, thuốc ức chế hấp thụ canxi, các chất ức chế men chuyển ACE, thuốc giãn mạch,… tuy vào từng trường hợp cụ thể.
Bác sĩ sẽ theo dõi diễn tiến bệnh và có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Đối với người bị cao huyết áp cấp cứu người bệnh cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt vì bệnh có thể gây tử vong. Người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng tim và mạch máu. Bác sĩ có thể cho người bệnh thở oxy và thuốc giúp ổn định lại huyết áp xuống mức an toàn.
Bên cạnh đó, bác sĩ khuyên rằng, bệnh cũng cần thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.
Như vậy, khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh cao huyết áp trên đây, bạn cần tới trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất.