Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Triệu chứng đau quai hàm

Triệu chứng đau quai hàm

Đau quai hàm là hệ quả do chấn thương hoặc xuất phát từ một số bệnh lý liên quan đến răng – hàm – mặt. Những cơn đau có thể đế rất đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nhận biết chính xác triệu chứng đau quai hàm là cách hữu ích giúp bạn có hướng xử lý đúng đắn, nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này.

trieu-chung-dau-quai-ham

Triệu chứng đau quai hàm là biểu hiện của bệnh gì?

Xương hàm dưới là phần xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động được. Bộ phận này kết nối với xương sọ thông qua khớp thái dương đảm bảo cho các hoạt động thườn ngày như nhai, nói, ngáp,…diễn ra nhịp nhàng, trơn tru. Khi phần khớp này gặp vấn đề thì cảm giác đau sẽ là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và là dấu hiệu cảnh báo của một số diện bệnh lý như sau:

  •  Viêm tủy xương: Là bệnh nhiễm trùng theo dòng máu của cơ thể tác động đến xương cũng như các mô xung quanh. Triệu chứng đau quai hàm là biểu hiện đầu tiên của bệnh, cùng với đó là tình trạng sưng một bên mặt, sốt, đau hơn khi hoạt động cơ hàm,…
  • Rối loạn thái dương hàm: Đau nhức âm ỉ hai bên thái dương và chạy dọc xương hàm dưới là triệu chứng thường gặp nhất của rối loạn khớp thái dương hàm. Ngoài ra, người bệnh còn nghe thấy có tiếng lộp cộp khi há ngậm, khiến các hoạt động của cơ hàm diễn ra rất hạn chế.

Đau đầu, cứng cơ hàm, mặt sưng, đau cổ, ù tai cũng là những triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm àm bạn cần hết sức chú ý.

  •  Trật khớp thái dương: Phần đĩa khớp nằm trong khớp thái dương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây ra cảm giác đau, khó khăn khi vận động cơ hàm. Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi cơ hàm, sau đó xuất hiện những cơn đau ở quanh quai hàm, lan sang khớp thái dương hàm và toàn bộ phần đầu, không hoặc rất khó để há miệng to được, khi há miệng nghe thấy tiếng lục cục,…

Bệnh tiến triển chậm, thành từng đợt, có thể gây ra nhuyễn sụn khớp, thoái hóa dẫn đến dính đĩa khớp, thậm chí thủng đĩa khớp…

  • Các bệnh về răng miệng: đau quai làm có thể xuất phát từ những vấn đề về nướu, sâu răng, apxe răng, răng mọc lệch, bị thiếu răng,…
  • Bệnh quai bị: Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ từ 2 – 14 tuổi. Bệnh do virus gây ra làm sưng tuyến nước bọt khiến người bệnh cảm thấy sưng tấy, sốt, cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng khuôn mặt, khó khăn kh nhai, nuốt.

Cơn đau của bệnh quai bị thường xuất hiện ở góc thái dương – hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới, bạn cần chú ý triệu chứng phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

  •  Ngoài ra, do thói quen hàng ngày (nghiến răng khi ngủ, ăn thức ăn dai, cứng,…), thường xuyên bị căng thẳng, chấn thương do tai nạn va đập mạnh khiến xương quai hàm bị tổn thương,…cũng là những nguyên nhân khiến phần xương này bị đau.

Nên làm gì khi xuất hiện triệu chứng đau quai hàm?

Triệu chứng đau quai hàm rất hiếm khi xuất hiện đơn lẻ, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà những biểu hiện kèm theo có sự khác biệt. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên môn tiến hành khám tổng quát, chụp X-quang, xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân cơn đau.

Tùy theo tình trạng và nguồn gốc gây ra cơn đau mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Bạn sẽ được trao đổi kỹ hơn về phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa.

Để giảm đau, bạn nên thực hiện một số điều sau:

  • Bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Không ngáp to, cười lớn đột ngột, cắn xé các đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.
  • Sử dụng khăn ấm hoặc đá lạnh để chườm vào vị trí đau.
  • Sống lành mạnh, vui vẻ, giảm căng thẳng.
  • Nhai đồ ăn bằng cả hai bên hàm thay vì một bên.
  • Áp dụng vật lý trị liệu với những bài tập cơ bản cho hàm và cổ,các động tác massage vùng mặt một cách nhẹ nhàng nhiều lần sẽ giúp quai hàm dẻo dai, khỏe mạnh hơn.

Với những chia sẻ vừa rồi mong rằng đã giúp bạn đọc biết nhận biết chính xác triệu chứng đau quai hàm. Điều trị đúng cách tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng – hàm – mặt sẽ giúp tình trạng sái quai hàm của bạn nhanh chóng được cải thiện.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.