Cũng giống như bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể, đôi môi được coi là vị trí tạo nên sự khác biệt, quyến rũ và thân thiện nhất cho bạn trong mắt người đối diện. Tuy nhiên, có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, chăm sóc môi không đúng cách… mà không ít người gặp phải triệu chứng khô môi. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo, mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Vì sao xuất hiện triệu chứng khô môi?
Các bác sỹ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi của bạn đang mềm mịn, tươi tắn dần trở nên khô môi, nứt nẻ, bong vẩy, thiếu hấp dẫn. Và một trong số những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do:
- Nguyên nhân bệnh lý:
– Viêm môi bong vẩy
- Thường do các vi khuẩn như: Candida albicans, Staphylococcus aureus gây nên. Bệnh có thể gây tổn thương cho miệng, khiến người bệnh gặp phải hiện tượng khô môi, nứt nẻ môi, gây đau chảy máu và loét ở khóe miệng.
– Hội chứng co thắt đại tràng
- Đôi khi, các triệu chứng của hội chứng co thắt đại tràng (IBS) có các biểu hiện bên ngoài như: môi khô, nứt nẻ, chảy máu hoặc một số rối loạn da khác trên khuôn mặt.
– Dấu hiệu bệnh viêm gan B
- Triệu chứng khô miệng chủ yếu là do gan thận âm hư, tổn thương tuyến nước bọt gây nên hiện tượng khô miệng, khô môi, vàng da, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… là biểu hiện của bệnh viêm gan B cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
– Tác dụng phụ của thuốc
- Các loại thuốc như levothyroxin dùng cho bệnh tuyến giáp, accutane điều trị mụn trứng cá và nếp nhăn, propranolol điều trị huyết áp cao và vài loại thuốc khác… có thể khiến đôi môi khô, nứt cùng với các tác dụng phụ khác.
- Nếu bạn cảm thấy môi bắt đầu bị khô, nứt sau khi bạn dùng một số loại thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
- Nguyên nhân sinh lý:
– Do thiếu vitamin
- Thiếu hụt vitamin C các triệu chứng: nướu bị sưng và chảy máu, môi khô, xuất hiện vết bầm tím xung quanh các nang tóc và các khớp bị sưng, đau đớn.
- Thiếu vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bạn bị khô.
– Do mất nước
- Mất nước xảy ra khi cơ thể bạn đào thải nước nhiều hơn bạn uống vào.
- Khi đó, hàm lượng nước giảm sẽ làm rối loạn cân bằng khoáng chất trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến các chức năng, trong đó đôi môi khô, bong vẩy cũng là triệu chứng điển hình.
– Chất gây dị ứng
- Nếu bạn nhạy cảm với các dòng mỹ phẩm đặc biệt, đôi môi của bạn có thể bị khô và chảy máu.
- Ngoài ra, kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulphate có thể khiến đôi môi của bạn bị khô. Vì vậy, nếu bạn có sử dụng bất cứ sản phầm nào mới có tác động đến môi cần đặc biệt lưu ý.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gián tiếp tác động đến đôi môi của bạn. Vậy nên, khi nhận thấy triệu chứng khô môi, môi nứt nẻ, bong vẩy, nổi mụn, ngứa hoặc không ngứa… bạn cũng cần chủ động thăm khám, để được bác sỹ tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách khắc phục phù hợp.
Giải pháp cho triệu chứng khô môi?
Như đã nói ở trên, để sớm biết triệu chứng khô môi là do bệnh lý hay sinh lý, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.
- Nếu là biểu hiện của bệnh viêm da thì sử dụng các thuốc uống, thuốc bôi có khả năng làm mềm da, dưỡng ẩm da…
- Trường hợp bệnh kéo dài, thì có thể điều trị bằng thuốc tăng cường miễn dịch. Khi có phản ứng viêm mạnh thì phải uống thuốc Tây y và kết hợp tăng cường với các vitamin nhóm B, C…
Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sỹ trong phương pháp điều trị, để cải thiện tình trạng này sớm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên uống nước thường xuyên, hoặc đồ uống không đường để bù nước cho cơ thể, giữ ẩm đôi môi.
- Không nên cắn môi, liếm môi và rửa môi nhiều lần trong ngày.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng trời, khói bụi và khi đi ra đường nên đem theo khẩu trang và sử dụng kem dưỡng môi phù hợp.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm Vitamin C, B2, cùng các dưỡng chất thiết yếu khác.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nên lựa chọn các loại mỹ phẩm chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá…
Mong rằng với những thông tin đã giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe.