Đối với nam giới mắc bệnh quai bị, nếu không chủ động thăm khám và chữa trị kịp thời, đúng cách, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, teo tinh hoàn được coi là biến chứng nặng nề nhất, làm suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, suy giảm chức năng sinh lý, gây vô sinh – hiếm muộn là điều khó tránh khỏi. Vậy nên, sớm nhận biết các triệu chứng quai bị ở nam và chữa trị kịp thời, chính là yếu tố rất quan trọng để bạn bảo vệ sức khỏe, nhất là vấn đề sức khỏe sinh sản.
Bệnh quai bị hay còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp, làm sưng tuyến nước bọt và gây đau đớn cho người bệnh. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và phát bệnh thường kéo dài từ 12 – 24 ngày.
5 triệu chứng quai bị ở nam giới giúp nhận biết nhanh nhất?
Để sớm nhận biết các triệu chứng quai bị, nam giới chớ chủ quan với 5 biểu hiện điển hình dưới đây:
Ban đầu, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai. Triệu chứng này sẽ xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày.
- Cơ thể sốt cao từ 39 – 40 độ C trong 3 – 4 ngày, kèm theo biểu hiện chảy nước bọt.
- Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến. Trước tiên là bị ở một bên mang tai, sau vài ngày sẽ lan sang bên kia.
- Da vùng tuyến không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, cơn đau rõ hơn khi bạn nói và nuốt nước bọt hoặc nhai nuốt…
- Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, chán ăn, sốt nóng, sốt rét, đau họng và đau góc hàm. Nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Biến chứng từ bệnh quai bị ở nam giới?
Không chỉ mang lại cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng góc hàm, mà tình trạng bệnh kéo dài còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của nam giới:
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn:
- Người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, đau bụng, da bìu đỏ.
- Sưng đau ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn.
Teo tinh hoàn:
- Sau 2-4 tháng mắc bệnh, nếu không chữa trị có thể biến chứng teo tinh hoàn (chiếm 30-40%).
- Cảm giác nóng rát chỗ tinh hoàn, đau đớn khi quan hệ, xuất tinh, dẫn đến tình trạng khô tinh trùng, ảnh hưởng đến sự sinh sản, vô sinh.
Viêm màng não:
Do virus quai bị lây lan tràn vào lớp bảo vệ bên ngoài của não (màng não), gây ra các triệu chứng:
- Sốt nhẹ giống như cảm cúm.
- Rất nhạy cảm với ánh sáng.
- Đau đầu, cứng cổ.
- Những dấu hiệu này thường kéo dài trong 14 ngày.
Viêm cơ tim:
- Viêm cơ tim diễn ra 5-10 ngày sau khi mắc quai bị.
- Triệu chứng: đau vùng trước ngực, nhịp tim chậm, cơ thể mệt mỏi.
- Dấu hiệu này sẽ chấm dứt trong 35 ngày.
Viêm tụy:
- Các triệu chứng của viêm tụy do bệnh quai bị gây ra bao gồm:
- Đau vùng trung tâm bụng.
- Da và lòng trắng của mắt có dấu hiệu vàng.
- Rối loạn tiêu hóa, kèm sốt nhẹ.
Điều trị bệnh quai bị ở nam giới như thế nào hiệu quả?
Từ những biến chứng của bệnh ở trên cho thấy, bệnh quai bị cần được thăm khám và chữa trị ngay từ giai đoạn đầu thì khả năng hồi phục sẽ cao, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.
Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng quai bị ở nam giới, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn thăm khám, điều trị phù hợp.
- Đối với thể bệnh viêm tuyến nước bọt thông thường, người bệnh cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn như axit boric 5%, nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác.
Đồng thời, bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
- Đối với thể bệnh biến chứng viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn: Căn cứ vào mức độ bệnh lý ở mỗi người, bác sỹ sẽ chỉ định các loại thuốc chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn khác nhau.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh quai bị tại nhà bằng bất cứ loại thuốc hay áp dụng các phương pháp dân gian nào khác… Việc điều trị sai cách, sai thuốc sẽ khiến virus có cơ hội phát triển nhanh và gây biến chứng nặng nề hơn.
Cách phòng ngừa mắc bệnh quai bị
- Tiêm vacxin phòng bệnh quai bị, vacxin có thể được sử dụng bất kỳ thời điểm nào ở trẻ trên 1 tuổi, nhưng thích hợp nhất lúc 12 -15 tháng tuổi.
- Người mắc bệnh cần được cách ly với mọi cho đến khi nào thấy hết sưng, nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác.
- Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị thì khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân.
- Vào mùa dịch bệnh, nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, để tránh virus lây truyền qua đường hô hấp.
- Khi có những biểu hiện của bệnh quai bị cần đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị trước khi virus chạy đến tấn công tinh hoàn.
Hy vọng với những thông tin ở bài viết đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về bệnh quai bị và cách phòng ngừa hiệu quả.