Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế thì tỷ lệ bệnh nhân mắc sỏi thận ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây. Điều đáng chú ý là đa số người bệnh khi tới cơ sở y tế chuyên khoa đều để tình trạng bệnh đã nặng, sỏi thận phát triển to và gây khó khănt rong việc điều trị. Tất cả cũng chỉ bởi sự thiếu hiểu biết hay vô tâm trong việc tìm hiểu thông tin bệnh lý, không nắm rõ triệu chứng soi thận để phát hiện và khám chữa kịp thời.
Bệnh sỏi thận là gì có lẽ là thắc mắc chung của không ít người. Theo các chuyên gia, đây là kết quả của việc các chất hòa tan trong nước tiểu bị kết tủa lại và tích tụ thành sỏi. Sỏi có thể hình thành ở nhiều vị trí trong đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận… Sỏi thận có nhiều loại nhưng hay gặp nhất là sỏi canxi (chiếm tới khoảng 80 – 90%). Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi cystin và sỏi acid uric.
Vậy triệu chứng sỏi thận là gì?
Để giải đáp thắc mắc của đa số người bệnh, triệu chứng sỏi thận có dễ nhận biết? Các chuyên gia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn cần chú ý dưới đây:
Đau lưng hoặc đau bụng
Khi ống nhỏ dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quan bị chặn bởi các hạt sỏi sẽ gây nên cảm giác đau quanh thận (đau nặng ở giữa lưng), cơn đau có thể lan tỏa đến phần bắp đùi hoặc bụng dưới.
Đau rát khi đi tiểu
Đau buốt rát khi đi tiểu cũng là một triệu chứng sỏi thận. Bởi khi sỏi thận di chuyển từ niệu quản vào bàng quang, sỏi thận kích thích bàng quang và gây đau rát khi tiểu tiện.
Đi tiểu ra máu
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, lớp màng phía trọng thận rất nhạy cảm do đó khi sỏi thận gây trầy xước mô máu sẽ trộn lẫn với nước tiểu. Trường hợp này hết sức nguy hiểm, do đó khi nước tiểu có màu đỏ, nâu hoặc hồng thì bạn cần tiến hành thăm khám ngay.
Tiểu tiện nhỏ giọt thường xuyên
Do sỏi thận đi qua niệu quản và kích thích thích bàng quan khiến người bệnh tiểu tiện thường xuyên hơn. Trường hợp sỏi thận có kích thước lớn sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Buồn nôn và ói mửa
Đây cũng là một triệu chứng sỏi thận cần chú ý. Dây thần kinh trong thận và ruột có liên quan tới nhau. Khi sỏi gây tắc nghẽn ở thận có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và ói mửa.
Sốt và cảm giác ớn lạnh
Sỏi thận khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới tình trạng sốt và ớn lạnh.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nhẹ thì đau thắt lưng, rối loạn tiểu tiện, trường hợp bệnh trở nặng, sỏi thận rơi xuống niệu quản thì bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chất cặn bã không được đào thải, tích tụ hình thành sỏi trong thận tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu.
- Suy thận: Sỏi làm tắc đường tiểu dẫn đến tình trạng thận bị ứ nước, lâu ngày khiến mô thận bị hoại tử dẫn tới suy thận. Khi thận bị suy yếu nghiêm trọng, người bệnh chỉ có thể duy trì sự sống bằng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận.
- Vỡ thận: Tình trạng này xảy ra khi có sự hình thành của nhiều sỏi tạo ra áp lực tác động vào vách thận đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Điều trị bệnh sỏi thận có khó không?
Từ những triệu chứng sỏi thận trên đây, các bác sĩ khuyên rằng, người bệnh cần tới trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương án chữa trị tốt nhất.
Trường hợp sỏi thận còn nhỏ
Đối với các trường hợp khi sỏi còn nhỏ thì hàng ngày có thể uống nhiều nước kết hợp với một số sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu như trái sung, kim tiền thảo… để kích thích tiểu tiết, sỏi sẽ bị làm mềm và nhỏ đi dần. Những loại thuốc này thường được chiết xuất từ dược liệu nên sử dụng an toàn… có tác dụng rất hiệu quả trong việc tán sỏi, và đặc biệt phòng ngừa sỏi tái phát và cải thiện chức năng thận, hay gan mật.
Trường hợp sỏi thận đã lớn
Nếu khi phát hiện mà sỏi thận đã quá lớn bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí là mổ nội soi gắp sỏi).
Đối với những bệnh nhân bị bệnh sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận thì tỉ lệ tái phát thường lên đến 60% sau khi mổ lấy sỏi do đó dù cho là bệnh nhân đã phẫu thuật sỏi hay đã điều trị hết sỏi thì cũng phải chú ý ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sau điều trị.
Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
- Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).
- Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
- Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
- Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt…
- Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
- Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.
Như vậy, qua những thông tin cần thiết về triệu sỏi thận trên đây, bạn hay ghi nhớ và nhận biết ngay khi cơ thể có những dấu hiệu lạ để kịp thời thăm khám và nhận tư vấn điều trị tốt nhất.