Rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có mối liên hệ mật thiết với nhau, sau khi trứng rụng mà không được thụ tinh thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện. Vậy trứng rụng bao lâu thì có kinh nguyệt? Để xác định được khoảng thời gian trứng rụng bao lâu thì có kinh nguyệt nhằm chủ động trong việc thụ thai, mang thai và phát hiện mình có bị rối loạn kinh nguyệt hay không thì chị em hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Rụng trứng là gì?
Rụng trứng là hiện tượng mà cơ thể chị em nữ giới (từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh) mỗi tháng sẽ giải phóng một quả trứng.
Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen trong cơ thể khá thấp. Tuy nhiên, gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể của nữ giới sẽ sản xuất rất nhiều hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung. Lúc này, vùng dưới đồi (chịu trách nhiệm cân bằng nồng độ hormone) sẽ “gửi” một thông điệp đến tuyến yên. Tuyến yên tiếp tục “gửi” tín hiệu này đến các hormone kích thích nang trứng FSH.
Khi nồng độ estrogen cao và làm gia tăng đột ngột hormone luteinizing (LH). Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín trong vòng 24 đến 36 giờ sau đó.
Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng xuống tử cung và thụ tinh nếu gặp tinh trùng. Còn nếu không được thụ tinh thì sẽ hình thành chu kỳ kinh nguyệt mới.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là thời gian kinh nguyệt lặp lại vào mỗi tháng ở chị em nữ giới. Hàng tháng, cơ thể người phụ nữ khỏe mạnh sẽ phóng thích 1 quả trứng (có đôi khi có thể là 2 quả trứng). Nếu trứng không được thụ tinh thì tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc, hình thành kinh nguyệt và một chu kỳ kinh mới lại bắt đầu.
Vậy trứng rụng bao lâu thì có kinh nguyệt?
Trứng rụng bao lâu thì có kinh nguyệt? – Theo các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Trong khi trứng di chuyển xuống tử cung, các nang trứng rỗng, còn được gọi là hoàng thể, sẽ giải phóng hoocmon progesterone giúp làm dày lớp niêm mạc tử cung và nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ thụ tinh. Trong trường hợp trứng được thụ tinh thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xảy ra.
Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, trứng sẽ bị niêm mạc tử cung hấp thụ sau 24 giờ. Tại thời điểm này, nồng độ hormone estrogen sẽ giảm và lớp niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra. Lớp niêm mạc tử cung bị bong ra này chính là kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 28-32 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Và sau khoảng 12 – 16 ngày rụng trứng, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện máu kinh, một chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ được xác định.
Nếu sau khi trứng rụng khoảng 14-15 ngày, chị em chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện thì có thể là chị em đã chậm kinh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt ở chị em nữ giới. Tình trạng này có thể là do chị em bị rối loạn nội tiết tố hoặc thói quen sinh hoat không hợp lý, tâm trạng căng thẳng và lo lắng, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai…
Đặc biệt, nếu sau 12-16 ngày rụng trứng mà chị em chưa có kinh nguyệt và kèm theo những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục thì có thể chị em đang mắc một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa và ung thư cổ tử cung…
Ngoài ra thì nguyên nhân gây chậm kinh cũng có thể là do chị em đang mang thai nếu trước đó vào thời gian rụng trứng, chị em có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai thì có thể chị em đang mang thai.
Cách tính ngày rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai
Như đã nói ở trên, bình thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ từ 28-32 ngày và thời gian rụng trứng sẽ vào giữa chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 14-16 của chu kỳ).
Căn cứ vào ngày rụng trứng, bảng tính chu kỳ kinh nguyệt chia làm 3 thời điểm khác nhau để thụ thai và tránh thai khác nhau, đó là:
- Thời điểm nguy hiểm: Đây là thời điểm chị em có khả năng thụ thai cao nhất nếu có quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai. Thời điểm nguy hiểm được tính từ ngày rụng trứng cộng hoặc trừ với 5 ngày. Như vậy, thời điểm dễ thụ thai sẽ rơi vào ngày thứ 10-20 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Thời điểm an toàn tương đối: Đây là thời điểm trứng sắp rụng, được tính từ ngày bắt đầu có kinh nguyệt cho tới mốc của thời điểm nguy hiểm. Thời điểm này chị em vẫn có khả năng mang thai nếu cố quan hệ tình dục mà không tránh thai. Bởi trứng sống được 12-24h sau khi rụng nhưng tinh trùng lại có thể sống được trong môi trường âm đạo của nữ giới khoảng từ 3-5 ngày nên vẫn có thể mang bầu nếu có quan hệ.
- Thời điểm an toàn tuyệt đối: Đây là thời điểm mà trứng đã rụng và chuẩn bị cho một chu kỳ kinh nguyệt mới, được tính từ ngày kết thúc của thời điểm nguy hiểm cho đến ngày chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt mới. Đây là thời điển có thai rất thấp khi quan hệ tình dục và có thể tránh thai hiệu quả.
Như vậy, để thụ thai hay phòng tránh thai hiệu quả thì chị em có thể dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, cách tính ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai chỉ hiệu quả khi chu kỳ kinh nguyệt của chị em đều. Còn đối với những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc áp dụng cách tính ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt theo cách trên là không chính xác.
Vì vậy, chị em cần phải quan sát chu kỳ kinh nguyệt của mình và nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều diễn ra thường xuyên thì chị em cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và có chỉ định phù hợp, hiệu quả.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp chị em biết được trứng rụng bao lâu thì có kinh để xác định được ngày rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt nhằm có biện pháp thụ thai và tránh thai an toàn cũng như phát hiện những dấu hiệu chậm kinh nhằm có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Nếu còn có thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe sinh sản, hãy gọi điện thoại đến đường dấy nóng: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc chat TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.